thành thành khẩn khẩn, cuối cùng cũng được thăng chức lên Duyện Sử
trưởng, bậc quan cửu phẩm, bổng lộc hàng năm sáu mươi thạch gạo, quy
đổi thành bạc là ba mươi lượng. Số tiền đó cũng chỉ bằng giá tiền mua năm
con cá vàng của Trương Ngạc, nhưng đối với cả nhà Trương Nguyên mà
nói, thì số tiền này có tác dụng rất lớn.
Nhà Trương Nguyên có một trăm hai mươi mẫu ruộng ở bờ đông Giám
Hồ, mỗi năm phải nộp thuế hai đợt, mùa hạ trưng thu lúa mạch, mùa đông
trưng thu gạo. Đầu năm Vạn Lịch, Trương Cư Chính cải cách thuế má, thi
hành “một sợi roi tiên”, mùa hạ mùa đông không thu gạo thu mạch nữa. tất
cả quy ra thành bạc nộp lên. Điều này tuy là có chỗ tiện cho dân, nhưng đối
với những gia đình nông dân đàn ông cày cuốc, đàn bà dệt lụa, không có
nguồn bạc mà nói, thì rất là phiền, phải mang lúa gạo đi đổi bạc. Mà mỗi độ
đến tháng phải nộp thuế, thì giá lúa gạo bị ép xuống rất thấp, bán chẳng
được giá nên người dân hết sức thiệt thòi. Nhà Trương Nguyên có hơn một
trăm mẫu ruộng, tiền thuế phải nộp hàng năm cũng không phải là một con
số nhỏ, lại còn phí giao dịch, chi dùng hàng ngày, tiền công cho nô dịch,
lao công trong nhà. Có số tiền mà Trương Thụy Dương gửi về để quay
vòng, gia cảnh cũng dư dả được một chút. Trương Thụy Dương được bổng
lộc là ba mươi lượng bạc mỗi năm, nhưng năm nào cũng gửi về sáu mươi
lượng bạc, có thể thấy làm thư lại ở Chu vương phủ cũng còn có chút màu
mè.
Do vì đường xá xa xôi, nên hai ba năm Trương Thụy Dương mới về
Thiệu Hưng một chuyến, ở lại không đầy hai tháng thì lại phải đi. Tình cảm
của Trương Nguyên đối với phụ thân tương đối nhạt nhẽo. Lần này mắt của
Trương Nguyên bị bệnh nghiêm trọng, Lã thị vốn định viết thư cấp báo cho
Trương Thụy Dương, nhưng sau đó được Lỗ Vân Cốc chữa trị, nên mới
tính là đợi trị khỏi rồi mới viết thư.
Cho nên Trương Thụy Dương không hề biết chuyện mắt con trai bị
bệnh. Trong thư lão nói Trương Nguyên đã mười lăm tuổi rồi, đừng có chỉ