cho tổ chức, tính chất rất nghiêm trọng, xử lí không tốt sẽ ảnh
hưởng trực tiếp đến việc thực thi nhiệm vụ của chúng ta”.
Ông Chung nói: “Vậy thì ‘ba khai’, khai trừ chức vụ, khai trừ
Đảng tịch, khai trừ công tác, cho về nhà”.
Nhị Hồ nói: “Như thế nặng quá, để cho cậu ta con đường sau
cùng”.
Bà La hỏi con đường sau cùng nào? Nhị Hồ nói để lại công chức
cho cậu ta. Lúc đầu bà La không đồng ý, nhưng rồi cũng nhượng
bộ, không đuổi việc, đưa đi chăn lợn ở nông trường Linh Sơn
phía bên kia núi. Bà hỏi ý kiến tôi, tôi đồng ý, nhưng đề nghị chỉ
xử lí cậu Vương chứ đừng lôi Y Y vào cuộc. Nhị Hồ lập tức phụ
họa: “Đúng, phải giữ danh dự cho cô ấy, nếu không sẽ ảnh
hưởng đến công việc chung”.
Bà La cũng đồng ý, chỉ thị cho Chủ nhiệm chính trị làm văn bản,
kí ngay và gửi lên Tổng cục, tranh thủ sớm có quyết định để cậu
Vương kia sớm cút khỏi đây, đi về nông trường.
Quyết định kỉ luật rất nhanh chóng được phê chuẩn, văn bản có
tiêu đề chữ đỏ đưa xuống các phòng. Lời lẽ trong văn bản rất mơ
hồ, chỉ nói cậu Vương “phẩm chất đạo đức không lành mạnh,
ảnh hưởng xấu”, còn không nói gì cụ thể.
Y Y không hiểu, ngay buổi sáng có văn bản kỉ luật cô chạy sang
phòng làm việc của tôi, hỏi: “Tại sao lại kỉ luật cậu Vương như
thế?”. Tôi chưa biết phải giải thích cho sự bực tức của cô thế nào
thì bất ngờ cô tìm đến, lại còn làm ra vẻ, khiến tôi bực mình,
quát to: “Cô còn mặt mũi nào đến tìm tôi nữa!”.
Y Y nói: “Em làm sao?”.