có thể nói, làm một người chồng, bố hạnh phúc hơn bất cứ
người đàn ông nào, bởi ông được rất nhiều. Cả cuộc đời mẹ sống
vì bố, còn cả cuộc đời bố đều dâng hiến cho công việc bên trong
bức tường đỏ, cuộc đời mẹ dâng hiến cho bố, dâng hiến cho ông
chồng một đời say sưa giam mình trong bức tường đỏ.
Em không thể lí giải được lôgic cuộc sống và mọi chuyện chung
quanh. Ví dụ như mẹ, mẹ hình như thuộc về bố, nhưng mẹ lấy
bố không phải vì tình yêu, cũng không phải vì được yêu mà chỉ
vì “yêu cầu của cách mạng”. Mẹ nói, người của đơn vị bố nói tổ
chức giúp tìm đối tượng cho bố, người đó phải trải qua thẩm tra
về chính trị, quan hệ xã hội, gia đình, hiện tại, lý lịch... Mẹ lấy bố
là do tổ chức sắp xếp, lúc ấy mẹ mới 22 tuổi, bố đã hơn 30. Mẹ
còn nói, trước ngày cưới chỉ gặp mặt bố đúng một lần, chưa nói
với nhau quá hai câu. Em có thể tưởng tượng lúc ấy bố bối rối
đến mức nào, có lẽ bố cũng không dám ngước lên nhìn mẹ. Đó là
người đàn ông bối rối khi ra khỏi bức tường đỏ, người đó không
đến từ cuộc sống, đến từ nhân gian, mà đến từ một lò chưng cất,
đến từ ngoài thế giới này, đến từ một góc bí mật, người ấy bị đẩy
ra khỏi bức tường đỏ vào cuộc sống đời thường, đẩy vào ánh
nắng, giống như cá nhảy lên bờ sẽ lúng túng khó xử đến mức
nào. Điều không ngờ là, chỉ một tháng sau mẹ lấy bố. Mẹ tin ở tổ
chức còn hơn cha mẹ đẻ. Nghe nói bà ngoại em không đồng ý
mẹ lấy bố, nhưng ông ngoại lại đồng ý. Ông ngoại em là một
chiến sĩ Hồng quân cũ, mồ côi từ nhỏ, 14 tuổi tham gia công tác
cách mạng. Đảng dạy dỗ ông nên người, được giáo dục, có gia
đình, có cuộc sống hạnh phúc. Không những ông cảm ơn Đảng
từ đáy sâu của lòng mình, còn yêu cầu con cái coi Đảng, coi tổ
chức hơn cả cha mẹ. Cho nên mẹ từ nhỏ rất tin ở tổ chức, tổ chức
bảo bố tốt thế nào mẹ cũng tin, tổ chức nói bố tài giỏi thế nào
mẹ cũng tin. Tóm lại, hôn nhân của bố mẹ thật ra là yêu cầu của
công tác cách mạng đúng hơn là do tình yêu. Có thể nói, lấy bố,