tuy mắt bị mù, nhưng vẫn có thể dựa vào âm thanh để biết mọi
chuyện.
Ông già cho rằng, Bỉnh có thính lực như thế, tốt nhất là nên đi
làm nghề chỉnh âm nhạc cụ, cho nên đã có thời ông La Sơn định
nhận Bỉnh học nghề, để cậu ta kiếm bát cơm, nhưng về làng
thấy Bỉnh như vậy (vừa mù vừa ngớ ngẩn) ông không nhận,
mặc dù mẹ của Bỉnh và nhiều người trong làng đã van xin ông.
Ông già cho rằng, La Sơn là con người ích kỉ, với hậu quả của ông
ta như ngày nay (tôi kể lại) ông già không vui mừng vì tai hoạ
nhưng cũng không tỏ ra buồn bã hoặc phàn nàn điều gì.
Trong lúc tôi với ông già nói chuyện, có người bế đứa con đến
“thử” Bỉnh, đứa bé mới hơn 1 tuổi, chưa biết nói, chỉ mới biết gọi
chú, gọi cô như con vẹt. Theo cách ăn mặc, đứa bé hình như
không phải người trong làng, nó nói tiếng phổ thông. Người ta
để đứa bé trước mặt Bỉnh, bảo nó gọi “chú Bỉnh”, vừa bảo Bỉnh
đoán xem nó là con nhà ai. Sau khi đứa bé như con vẹt gọi “chú
Bỉnh”, nó cầm cái gậy thô ráp của Bỉnh, bi bô đùa nghịch. Ngay
lúc ấy, Bỉnh không chút do dự nói:
“Đây là con nhà Quan Lâm bên Lục Thủy Căn, nó là con trai. Nếu
tôi không nhầm, nhà Lâm đã đi khỏi làng chín năm hai tháng
mười hai ngày, đi bộ đội ở Phúc Châu, từ ngày ra đi đến nay đã về
bốn lần, lần gần đây nhất là dịp Tết Đoan Ngọ năm kia, anh ta
đưa vợ đi theo. Vợ anh ta đã có lần nói chuyện với tôi, tôi còn
nhớ, chị ta là người miền Bắc. Giọng thằng nhỏ này giống mẹ,
rất sạch sẽ, cứng cáp”.
Tuy giọng nói còn ồm ồm, nhưng không căng thẳng, lắp bắp
như vừa rồi, cảm giác như cậu ta học thuộc lòng, lại như cái máy
nói. Tưởng như tất cả đã thuộc trong bụng, chỉ cần há miệng là
những lời nói kia lập tức tuôn ra.