Tôi gật.
“Cha con cũng sẽ làm như vậy. Quả là cha nào con nấy.”
Câu nói chẳng giống lời khen cho lắm. “Ý mẹ là sao?” Tôi thắc
mắc.
“Do con nhún nhường, quá thụ động, sợ xung đột? Hay đấy là thái
độ kiêu ngạo của con?”
“Kiêu ngạo thì liên quan gì ở đây ạ?”
“Hai cha con chẳng bao giờ muốn nói chuyện phải trái với đám bồi
bàn,” mẹ tôi đáp. Tôi không hiểu nổi cơn thịnh nộ đè nén trong giọng
bà. Nó chẳng liên quan gì đến champagne ấm hay bánh blini cho muối
quá tay.
“Không đáng bận tâm. Ấy là kiêu ngạo chứ là gì.”
“Đơn giản vì con thấy sao cũng được,” tôi nói. Song điều đó chỉ
đúng một nửa. Tôi rất ngại phải than phiền bất cứ điều gì, dù ở nhà
hàng, khách sạn hay cửa tiệm. Nhưng thực ra, tôi để tâm hơn vẻ phớt
tỉnh bên ngoài. Chúng cứ thế mà âm ỉ mãi, chưa kể về sau tôi sẽ dằn
vặt bản thân vì đã quá dễ dãi. Còn cha tôi thì khác. Thái độ im lặng
của ông trong những trường hợp đó hoàn toàn thành thực. Với ông,
chúng chẳng hề quan trọng. Ông mỉm cười dù người ta chen hàng
ngay trước mặt. Ông không bao giờ đếm tiền thừa. Ngược lại, mẹ tôi
đếm từng đồng. Tôi ganh tị trước phong thái điềm tĩnh của cha. Mẹ tôi
chẳng hiểu nổi ông. Bà thuộc dạng khắt khe với chính bà lẫn người
khác, trong khi cha chỉ nghiêm khắc với bản thân mình.
“Tiền mình bỏ ra mà sao cũng được à? Mẹ thật chẳng tin nổi.”
“Mình bỏ qua chuyện này được không mẹ?” Tôi hỏi, nài nỉ hơn là
đề nghị. “Mẹ không lo cho cha à?”
“Không. Sao phải lo?”
Giờ ngẫm lại, chẳng biết sự bình thản đó của mẹ là thật hay giả.
Chúng tôi không đả động gì đến chuyện cha lỡ buổi hẹn. Bà cũng
chẳng buồn gọi đến văn phòng xem cha tôi có liên lạc hay không. Làm