CHUYẾN XE ĐÊM
T
ôi muốn viết hẳn một chương riêng về sức mạnh của trí tưởng tượng
và ảnh hưởng của nó tới đời sống của chúng ta. Nhưng sau khi suy nghĩ, tôi
đã viết thay vào đó một truyện ngắn về nhà thơ Anđecxen. Tôi nghĩ rằng
truyện ngắn này có thể thay thế chương sách định viết và làm cho ta hình
dung trí tưởng tượng còn rõ hơn là những câu chuyện chung chung về đề tài
này”.
Trong cái khách sạn bẩn thỉu và cũ kỹ ở thành Vơnidơ không bói đâu ra
mực, mà ở đây có mực để làm gì cơ chứ? Để viết phiếu thanh toán quá giá
cho khách trọ chăng?
Thật ra, khi Anđecxen mới đến khách sạn thì trong cái bình mực bằng
thiếc vẫn còn một ít. Chàng dùng mực ấy viết một câu chuyện cổ tích.
Nhưng câu chuyện mỗi lúc một nhợt nhạt trông thấy bởi Anđecxen đã mấy
lần pha thêm nước lã vào mực. Thế là chàng không viết hết được câu
chuyện - cái đoạn kết vui vẻ của nó còn nằm lại ở đáy lọ.
Anđecxen tủm tỉm cười và quyết định sẽ đặt tên cho câu chuyện cổ tích
sau là “Câu chuyện còn nằm dưới đáy bình mực cạn”.
Chàng yêu mến Vơnidơ và đặt tên cho nó là “Bông sen tàn”.
Mây mùa thu thấp lè tè cuồn cuộn trên mặt biển. Nước hôi hám vỗ óc
ách trên dòng kênh. Gió lạnh thổi trên các ngã ba, ngã tư đường phố.
Nhưng khi mặt trời ló ra thì màu đá hồng nổi lên từ dưới đám rêu xanh và
ngoài cửa sổ, cả thành phố hiện ra như một bức tranh của Kanalettô, nhà
danh họa già người Vơnidơ.
Quả vậy, Vơnidơ tuy hơi buồn nhưng thật là đẹp. Song, đã đến lúc phải
xa nó để đi tới những thành phố khác.
Vì thế mà Anđecxen đã chẳng luyến tiếc bao nhiêu khi bảo gã bồi
phòng đi mua vé cho chuyến xe đêm sang Vêrôn.
Gã bồi phòng thật xứng với cái khách sạn - anh ta lười biếng, lúc nào
cũng ngà ngà say, hay ăn cắp vặt nhưng có bộ mặt hồn nhiên cởi mở. Gã