LÃO TỬ ĐẠO ĐỨC KINH - BẢN THỂ HIỆN TƯỢNG SIÊU VIỆT CỦA ĐẠO - Trang 18

biên soạn thành một quyển kinh sách vào thời Tiền Hán (tk. 3 − 1 ttl). Sau
khi đã phân tích văn bản, dựng lại bản gốc nguyên thủy, giải thích một cách
khoa học, phiên dịch ra tiếng Nhật, Kimura mới đi tới phần cuối cùng là
nghiên cứu về những ý chính của Đạo Đức Kinh .

6. VẤN ĐỀ PHIÊN DỊCH CHỮ “ĐẠO”:

Vấn đề phiên dịch những cổ tự:

Mỗi thời đại văn hóa đều có một số từ ngữ thiết yếu gắn liền với tinh

thần cá biệt của văn hóa mình, cho nên thực tế rất khó được phiên dịch một
cách thỏa đáng qua một thứ tiếng khác. Lý do vì ngôn ngữ là hình thức diễn
tả những cảm xúc sâu nhiệm nhất của tâm hồn một dân tộc. Nền văn hóa
càng cổ kính, sự phiên dịch những từ ngữ như thế lại càng khó khăn. Tốt
hơn cả là cứ để y nguyên không phiên dịch.

Có những “cổ tự” không phiên dịch như thế thuộc nhiều dân tộc khác

nhau − hoặc cùng lắm chỉ là phiên âm − đã trở nên những từ ngữ quốc tế,
như các từ prajnâ/bát nhã, nirvana/niết bàn, yoga, zen/thiền... Chủ đích việc
sử dụng mà không phiên dịch những từ ngữ như thế là để độc giả tìm cách
hiểu biết bằng cách thực nghiệm lại những cảm xúc sơ thủy của những từ
ngữ đó. Mỗi dân tộc và mỗi nền văn hóa đều có những cảm xúc sâu nhiệm
riêng biệt như thế mà các dân tộc và các nền văn hóa khác có thể không có
hoặc không có một cách tương đương. Ví dụ các nền văn hóa Đông Á hầu
như không có khái niệm về tội, về thân vị, và cũng từ đó về thân vị của
Thái cực, Vô cực, Thực tại tối hậu.

Ngược lại, các nền văn hóa Đông Á này lại có những từ ngữ như từ

“Đạo” mà không thể nào phiên dịch được ra các thứ tiếng phương Tây.
Người ta tạm dịch từ “Đạo” ra: Raison, Nature, Principe, Méthode, Ratio,
Vernunft, Sinn, Gesetz, Weg, Gott, Weltgrund, Wort, der rechte Weg,
Gottheit, Leben, vv... Một nhận định rất hay và thỏa đáng của L.C.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.