Tử không hề nói đến Lão Tử, do đó chắc Lão Tử không thể sống trước
hoặc đồng thời với Khổng Tử; mốc thời gian dưới là Hàn Phi Tử (chết 233
ttl), vì Hàn Phi Tử đã có bình giải về Lão Tử, do đó có thể kết luận Lão Tử
phải sống trước Hàn Phi Tử. Phùng Hữu Lan đưa ra con số năm 300 ttl
hoặc sớm hơn như thời gian sinh sống của Lão Tử.
Vương Bật phỏng đoán Lão Tử sinh sống vào những năm 430 − 340 ttl;
học giả Nhật Bản A. Ohama cho rằng Lão Tử sống sau Khổng Tử và Mặc
Tử, còn quyển Đạo Đức Kinh phải có trước Hàn Phi Tử hay cả Tuân Tử
(298 − 238 ttl).
2) Tác giả quyển Đạo Đức Kinh: Nhất định phải là một nhà tư tưởng
với tầm mức phi thường và với một chiều sâu hiếm có.
3) Tác phẩm Đạo Đức Kinh : Đầu tiên mang tên là Lão Tử, sau này vào
thế kỷ 6 tl [5] mang tên là Đạo Đức Kinh − trong hình thức như ta đang có
ngày nay, là một kinh sách không thể giải thích được nếu không do ảnh
hưởng trực tiếp của một nhà tư tưởng xuất chúng. Dĩ nhiên “ảnh hưởng
trực tiếp” không nhất thiết phải hiểu là sự đích thân trước tác, cũng giống
như đức Phật, Socrate, Pythagore hay chính đức Jesus, các Ngài đã không
đích thân viết lại một dòng chữ nào, nhưng trong gia tài tư tưởng các Ngài
để lại, ta vẫn có thể xem là chính tư tưởng, nhân cách và sự nghiệp của các
Ngài. Quyền tác giả của Lão Tử về quyển Đạo Đức Kinh cũng được hiểu
như thế.
b) Quyển Đạo Đức Kinh:
Mặc dầu có thể có những yếu tố như cách ngôn, ca khúc hoặc cả những
ẩn ý thần thoại được thêm vào, quyển Đạo Đức Kinh vẫn là một trước tác
thuần nhất từ nguyên thủy. Trái với các loại văn chương Á châu thường rất
ưa chuộng màu sắc và cụ thể, quyển Đạo Đức Kinh ngược lại, rất cô đọng,
kín đáo mà lại rất gợi ý và sâu xa. [Nguồn: blog.paopevil.com]. Không tên
người, tên vật, địa danh; không nhắc nhở tới vũ, nhạc, lễ nghi, đình đám,