Toản (1959), Nguyễn Duy Cần (1961), Nguyễn Hiến Lê (1977), Giáp Văn
Cường (1995)...
8. CHỮ “ĐẠO” TRONG CÁC KINH ĐIỂN TRUNG HOA:
a) Trong các kinh điển cổ:
Ở đây, tiếng Đạo tương đối ít được dùng. Trong Kinh Thi , tập kinh cố
cựu nhất của văn học Trung Hoa, chữ Đạo được dùng độ 20 lần. Hầu hết
đều có nghĩa là đường đi, là hành trình. Hai lần có nghĩa là nói, trình thuật
(Bài 46/1), và chỉ một lần với nghĩa bản chất, diễn tiến của sự vật (Bài
245/5).
Kinh Thư có chừng 25 lần dùng chữ Đạo; 16 lần có nghĩa là con đường
nghĩa vụ và hành thiện hoặc là con đường thiên thượng, thiên đạo; 3 lần có
nghĩa là đường trôi chảy của dòng sông. Trong đoạn III, Yue Ming II có nói
Đạo tiềm ẩn trong con người như là một tinh chất, một sinh lực từ trời. E.V.
Zenker nói đây là nghĩa đầu tiên, nghĩa sơ thủy và cổ thời nhất cùa từ Đạo
(E.V. Zenker, Der Taoismus der Fruehzeit, Wien 1941, 8). Lão Tử trong
Đạo Đức Kinh (chương 35) cũng dùng từ Đạo theo nghĩa này.
b) Trong Tứ Thư:
Chữ Đạo hầu hết có một nghĩa luân lý; ngoài ý nghĩa Đạo là đường, Đạo
còn có những nghĩa: phương tiện để đạt một chủ đích, con đường phải đi
theo, con đường đức hạnh, cơ sở của khôn ngoan trí huệ, ý lực ngay thẳng
đúng đắn, giáo lý, nguyên tắc, luật lệ, ý nghĩa của hiện hữu hay của một sự
vật, tác động, ảnh hưởng, nói, giải thích, lèo lái, dẫn dắt.
Sách Trung Dung nói: Noi giữ luật thiên nhiên, đó là Đạo (đoạn 1); hoàn
thiện sự chân thực, đó là Đạo Trời; chiếu sáng sự hoàn thiện, đó là Đạo
Người (đoạn 20); Đạo Trời Đất là một, do đó mà sức sáng tạo của Đạo là