LÃO TỬ ĐẠO ĐỨC KINH - BẢN THỂ HIỆN TƯỢNG SIÊU VIỆT CỦA ĐẠO - Trang 23

vô lượng (đoạn 26). Lời trích dẫn cổ điển trong Luận Ngữ là câu: “Sớm
nghe Đạo, chiều chết cũng yên lòng”, “Triêu văn Đạo, tịch tử khả hỷ” (LN
IV: 8). Trong câu nói rất đẹp này, từ Đạo có nghĩa là ý nghĩa của cuộc sống
và hiện hữu, lý tưởng đáng cho ta sinh, sống và chết.

Mạnh Tử dùng chữ Đạo trong nghĩa con đường, tiêu chuẩn, giáo lý.

Cũng thường có nghĩa là lẽ sống, trật tự, cơ bản, khôn ngoan, ý nghĩa thiên
nhiên. Hoặc cũng có nghĩa là cách thức, đặc tính, thuận theo: “Lấy nết
thuận tùng làm phép chính, đó là đạo làm vợ”: (Dĩ thuận vi chính giả, thiếp
phụ chi đạo dã”).

(MT III, b.2).

c) Các nghĩa từ vật chất đến luân lý và siêu hình:

Như ta vừa thấy, chữ Đạo có rất nhiều nghĩa, tương tự như từ logos trong

tiếng Hy Lạp. Nhưng với thời gian, ý nghĩa luân lý đã chiếm ưu thế, nhất là
vì ảnh hưởng của Khổng giáo. Có một Đạo Trời và một Đạo Người: thiên
đạo và nhân đạo. Khổng giáo đã nói nhiều đến nghĩa thứ hai, vì Khổng giáo
chính yếu là giáo lý về đạo làm người. Cao điểm của giáo lý này là câu
Luận Ngữ của Khổng Tử nói về “Sớm nghe đạo...” vừa trích dẫn ở trên. Dĩ
nhiên, rất có thể chữ Đạo đã được dùng trước Lão Tử và đôi khi với một
âm hưởng siêu hình; về điều này ta chỉ cần đọc những chương (như 5; 65)
mà Lão Tử nhắc đến “người đắc đạo thời xưa” (cổ chi thiện vi đạo giả).
Nhưng khái quát thì ta có thể xác quyết rằng, Lão Tử là người đầu tiên đã
dùng từ Đạo trong một nghĩa siêu hình đích thực.

d) Kinh Dịch:

Kinh Dịch ít dùng đến chữ Đạo, hơn kém chỉ 5 lần mà thôi, và với một

nghĩa luân lý, không bao giờ có nghĩa vật chất. Ngược lại, trong bản chú
giải đầu tiên của Kinh Dịch gọi là Thập Dực (mười cánh) hay Thập Truyện,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.