LÃO TỬ ĐẠO ĐỨC KINH - BẢN THỂ HIỆN TƯỢNG SIÊU VIỆT CỦA ĐẠO - Trang 24

thì từ Đạo được dùng để chỉ Đạo Trời, Đạo Đất và Đạo Người: Thiên Địa
Nhân Đạo. Đạo đôi khi cũng được kết hợp với từ và nghĩa “biến dịch”.
Trong phần chú giải Thập Dực, từ Đạo được quảng diễn rộng lớn ra như
trong những câu nổi tiếng sau đây ( Hệ Từ Truyện , Thiên Thượng):

• Nhất âm nhất dương chi vị đạo: Một âm một dương gọi là đạo (v: 1);
• Âm dương bất trắc chi vị thần: Điều không lường được trong âm dương

gọi là thần (v: 9);

• Hình nhi thượng giả vị chi đạo, hình nhi hạ giả vị chi khí: Cái ở trên

hình tượng gọi là đạo, cái ở trong hình tượng gọi là khí, là dụng (XII: 4).

(Xem thêm các đoạn: V: 2, 4, 6, 7: IX: 9,10).

Diễn tả cách khác:

Đạo hiện thân trong âm và dương; đạo là thể của âm và dương, của trời

và đất; đạo còn là thực tại ở phía sau và ở phía trên hình tượng; thực tại
không lường được ở trong âm và dương, đó là thần.

R. Wilhelm đã giải thích rất thâm sâu rằng: âm dương, trời đất, hình

tượng ta có thể nhìn thấy; chúng có thể giải thích những biển đổi trong
không gian và thời gian. Nhưng còn một “cái còn lại” ở phía sau các hiện
tượng biến đổi kia không sao cắt nghĩa được, đó là cái “tại sao cuối cùng” .
Cái còn lại sâu thẳm này là “Đạo”, là “Thần”, là “Linh Thánh” (= là Chúa:
das Goettliche), là “Bất khả tư nghị”, là “Đấng đáng tôn bái” trong trầm
lặng (R. Wilhelm, Kinh Dịch: I Ging , Koeln 1960, 279).

Còn J. Legge thì giải thích những câu Hệ Từ Thượng trên đây như sau:

“Điều mà không lường được... ta gọi là thần, là sự hiện diện của tác động
linh thánh. Những gì thuộc về Dịch không nhất thiết phải thể hiện ra hình
tượng trong trời đất; còn một cái gì không lường được, cái không lường
được này ta có thể cùng với tác giả chú giải đầu tiên trong Thập Dực nhìn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.