1. ĐẠO: VÔ, VÔ VẬT:
Đạo là vô trạng, vô tượng, vô vật... (c. 14).
a) Đạo:
Không giống Hữu, nhưng giống Vô:
Đạo lớn, nhưng không giống chi cả (c. 67).
b) Đạo:
Sâu thẳm và tràn đầy:
Đạo trống không, sâu thẳm, mà như gốc của muôn vật (c. 4).
Yên lặng trống không, đứng riêng mà không đổi,
đi khắp mà không mỏi (c. 25).
Đạo là vật hỗn độn mịt mờ...
Có thể là mẹ của thiên hạ (c. 25).
c) Tên Đạo là di, hi, vi:
Vì nhìn mà không thấy, lắng mà không nghe,
bắt mà không nắm được, di là không màu sắc,
hi là không âm thanh, vi là không hình dáng (c. 14).
d) Đạo là Vô, là Vô Danh:
Đạo không thể gọi tên được; Nó là Vô, là Vô Danh (c. 1).
Không, là gốc của trời đất...; Không Tên, là gốc của trời đất (c. 1).
e) Tương quan bổ túc giữa Vô và Hữu: