LÃO TỬ ĐẠO ĐỨC KINH - BẢN THỂ HIỆN TƯỢNG SIÊU VIỆT CỦA ĐẠO - Trang 28

Vô là Thể, Hữu là Dụng;
Vô và Hữu, Thể và Dụng bổ túc lẫn nhau:
Vô, không có nghĩa là không có; nhưng là một hình thức có, là siêu hữu;

giống như im lặng không có nghĩa là không nói. Im lặng của Vô, chính là
gốc rễ của vạn vật và mọi biến chuyển trong trời đất (Vương Bật).

Vô, cũng vẫn có cái dụng, nhưng là cái dụng thần diệu; giống như cái

trống không của bánh xe, chén bát, gian nhà, cửa sổ: Cái có để làm cái lợi,
cái không để làm cái dụng: (Hữu chi dĩ vi lợi, Vô chi dĩ vi dụng: c. 11).

Vô, là cái vô cùng tinh tế, huyền diệu, bẩm sinh ra muôn vật:

− Cái không có, lại xen vào được chỗ không thể xen vào (c. 43).
− Cái không, đó là cửa vào ra của mọi huyền diệu trong trời đất (c. 1).
− Cái không, đó là cửa xuất sinh ra muôn vật (c. 21).

f) Đạo: siêu hình và hiện tượng, vô dục và hữu dục:

Cả hai cách nhấn câu đều cũng đưa đến một ý như sau:
− Thường Không, thì muốn xem cái siêu hình huyền diệu của nó,
Thường Có, thì muốn xem cái hiện tượng vô biên của nó;
− Thường không dục, thì xem cái siêu hình huyền diệu của nó,

Thường có dục, thì xem cái hiện tượng vô biên của nó (c. 1).

Những ý chính của Đạo Đức Kinh chương 1:

Thường Đạo thì không thể nói ra lời, không thể diễn hết nghĩa, không thể

mang một tên nào xứng hợp. Đạo Vô Danh là nguyên thủy của trời và đất,
Đạo Hữu Danh là mẹ của vạn vật. Thường Vô thì nhìn ra tinh thần huyền
diệu, Thường Hữu thì nhìn ra hiện tượng vô biên. Đạo vừa là vô danh vừa
là hữu danh, là nguyên ủy của trời đất và là mẹ của vạn vật; là Vô và là
Hữu, là vô hình và là hữu hình.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.