LÃO TỬ ĐẠO ĐỨC KINH - BẢN THỂ HIỆN TƯỢNG SIÊU VIỆT CỦA ĐẠO - Trang 29

Tất cả những cặp khái niệm này: Vô và Hữu, Vô Danh và Hữu Danh,

đều là bổ túc, đối trọng, đồng hiện hữu.

g) Đạo: huyền vi, sâu thẳm:

Cuối cùng ra, Vô và Hữu là một; có khác nhau chỉ là tên gọi. Là một,

chúng là huyền vi, sâu thẳm, là cửa ngõ của mọi huyền diệu trời đất:

Không, là gọi cái gốc của trời đất,
Có, là gọi mẹ của muôn loài;
Hai cái đó, đồng với nhau,
Cùng một gốc, tên khác nhau. Đồng, nên gọi huyền,
Huyền rồi lại huyền;
Đó là cửa vào ra của mọi huyền diệu trong trời đất (c. 1).

Huyền:

Từ này được dùng đến 8 lần trong Đạo Đức Kinh (c. 6, 10, 15, 51, 56,

65); nhưng không một lần nào được dùng trực tiếp với từ Đạo. Thường Lão
Tử dùng chung với Đức: huyền đức. Ngoại trừ trong chương 1, từ huyền
không đâu có nghĩa siêu hình, nhưng có thể dịch là sâu thẳm, tinh tế, nhiệm
mầu. Trong chương 1, từ huyền đượm ý siêu hình; nó là một thuộc tánh của
Đạo. Đạo thực ra không phải Hữu cũng không phải Vô; không phải Vô
cũng như không phải Thường. Nó siêu vượt lên trên cả Hữu cả Vô; nó
không là Không Hiện Hữu nhưng đúng hơn là độc nhất đích thực Hiện
Hữu; và chính thực tại đó đã được Lão Tử diễn tả bằng chữ huyền
(Kimura).

Tóm lược:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.