Ta đã khảo xét về Đạo là “Hữu không hữu” (das “unseiende Sein”: cách
nói của nhà huyền nhiệm Kitô giáo Meister Eckhart) hoặc là “Vô có hữu”,
và đi đến một số kết thúc như sau: Thường Đạo có trước trời và đất, nhờ
Nó mà muôn vật hiện hữu và sinh sống. Nó là Nguyên hình trạng của mọi
hình trạng, là Nguồn gốc của mọi sung mãn, vô hình, vô tướng. Nó chính là
Vô. Nhưng Nó lại là độc nhất Lớn nhất và Sâu nhất, là Nguyên thủy của
trời và đất, là Tông Tổ, là Mẹ của vạn vật, trạng không hình trạng, tượng
không hình tượng. Nếu muốn đặt tên thì Nó là đồng, là thiểu, là vi tế, là
đến, là đi, là trở lại; cuối cùng ra Nó là Vô Danh, luôn vuột khỏi tầm nhận
định của ta và luôn quay về Vô Vật: “Phục quy ư vô vật” (c. 14).
2. THƯỜNG ĐẠO:
Chữ Thường được dùng 30 lần trong Đạo Đức Kinh , trong những
chương 1, 16, 28, 32, 37, 55 với một nghĩa siêu hình, trong những chương
khác với nghĩa thường, luôn, lâu dài, vĩnh cửu.
a) Đạo − Đạo thường tồn:
Như trong chương 1 đã bàn trên đây, chữ Thường được kết hợp với chữ
Đạo; 2 lần có nghĩa là Thực Tại Thường Tồn Vĩnh Cửu (“thường đạo”,
“thường danh”), và 2 lần (có thể) có nghĩa là luôn mãi (“thường vô dục”,
“thường hữu dục”). Chữ Thường được dùng để chỉ về Vô Vật kín ẩn, và
song song đối chiếu là chỉ Vật được tỏ hiện, Hữu Vật.
Trong chương 32 nói về Đạo như là Thực Tại Vĩnh Cửu trong tương
quan với vô danh của nó. Vô danh là đặc tính cơ bản của Đạo, Hữu danh là
biểu hiện của Đạo trong thế giới hiện tượng. Chương 32 viết: “Đạo thường
vô danh” và “Thủy chế hữu danh”; nghĩa là: Đạo vĩnh cửu thì không tên,
hoặc là: Đạo thì thường không tên; câu thứ hai nghĩa là: khi pháp chế được
bày ra thì Đạo mới có tên, hoặc là: khi Đạo sinh ra pháp chế thì Đạo mới có