Và sống thuận với Thường, sẽ là sống trong bao dung, công bình, tròn
đầy, dài lâu, suốt đời không khốn nguy (c. 16). Trong chương 28, chữ
Thường được 3 lần kết hợp với chữ Đức: thường đức. Đức không chỉ có
nghĩa luân lý là đức hạnh, mà còn là sức mạnh, tác lực, ý nghĩa, tinh thần
của Đạo, như ta sẽ bàn vào một đoạn sau (2.4.).
3. ĐẠO THƯỜNG VÔ VI:
a) Vô vi − Hành động rất cao độ trong tương ứng với thiên nhiên:
Ngoại trừ những người an đạo (quiétistes) tìm được thỏa lòng với tư
tưởng vô vi của Lão Tử, còn phần rất lớn thì ai nấy đều gắt gao phê bình và
phẫn nộ lên án, nhất là những người hiếu động Tây phương hoặc Tây
phương hóa. Họ cho rằng Lão Tử quá lãnh đạm với thế giới và xã hội, quá
thụ động và quá xa lạ với các trào lưu văn hóa văn minh; còn những người
duy vật thì khinh bỉ và lên án cho rằng, Lão Tử không có chút khái niệm gì
về các động lực phát triển và tiến bộ trong xã hội loài người dựa trên các
lực lượng sản xuất, các tương quan biện chứng và đấu tranh giai cấp.
H. Hackmann, học giả về triết học Trung Hoa, đã có một giải thích chính
xác và sâu sắc, khi ông nhìn nhận ra cái cội nguồn của vô vi trong tư duy
thần thoại (nghĩa tốt) và trong sự trống không của Đạo. Tư duy thần thoại
quan niệm thế giới không phải qua tương quan nguyên nhân − hậu quả,
nhưng là theo sự tương ứng với nhau. Vô vi cần được hiểu trong hệ tư duy
tương ứng này. Nhờ tác lực của Đức (không chỉ theo nghĩa luân lý) mà con
người được gắn liền với Đạo và được dẫn đưa vào thế giới. Tác lực này đưa
đến những tương ứng giữa con người và thế giới. Và chính nhờ sự hòa nhịp
với những tương ứng này mà con người thực hiện được những thành tựu
cao độ nhất. Các khoa dưỡng sinh, y học Đông phương cũng như các thuật
võ Á Đông như Nhu đạo có thể chứng minh điều đó.
Đạo tác động trong con người nhờ vô vi, cũng như con người nhờ vô vi
mà đạt được Đạo. V. Zenker gọi vô vi là “linh đạo huyền nhiệm” (“via