Hành động của Đạo giống như đức cao:
“Đức cao là không có đức, đức cao thì không làm”; câu “nói chữ” này
ngụ ý rằng, Đức mà chân chính cao cả thì bề ngoài xem ra như là không có
đức, nhưng thật ra lại là đức cao nhất, chính vì nó hồn nhiên, không vị kỷ;
nó là hoạt động cao nhất, vì nó vô vi, vô vật (c. 38). Cũng như thế trong
Kinh Xuân Thu: “Tri thức cao nhất xem như mất hết tri thức, từ ái cao nhất
xem như mất hết từ ái, đức hạnh cao nhất xem như mất hết đức hạnh”
(XVII: 3). Phùng Hữu Lan gọi thứ tri thức như thế là “tri thức siêu việt”. Dĩ
nhiên ta phải thận trọng phân biệt giữa sự bất tri trẻ thơ mông muội và sự
bất tri thơ trẻ cao dầy. Đáng tiếc là các Đạo gia sau này đã không phân biệt
đủ hai thứ tri thức hoặc bất tri trên đây và đã đề cao thứ bất tri mông muội
trẻ thơ làm thứ tri thức cao nhất: thượng tri. Không phải thứ tri thức này,
cũng không phải sự ngu muội mà Lão Tử đã đề cao, nhưng là thứ tri thức
hồn nhiên cao dầy, thứ tri thức siêu việt; nó thuộc về thế giới tâm linh siêu
việt.
Vô danh, vô vật, vô vi, trống không...
Giống như là một tấm khăn the che mặt mềm dịu trải ra trên tên không
thể nói, hình không thể tả, vật không thể hiểu, “cam lộ rơi xuống” (c. 32)
do tác động của mình. Một tấm khăn the che mặt đầy tôn kính không những
che khuất, giấu kín mà cũng còn khải thị và tiết lộ dự báo bản chất của sự
vật. Teilhard de Chardin nói đến sự “trong suốt” (transparence); những ai
cảm nhận được sự trong suốt này, “thì mỗi ngày mình lại được như thơm
lên, sáng màu lên, nhờ sự vật không thẩm định nổi, luôn nhờ sự vật đó” (
Le Milieu divin , 159). Teilhard gọi sự cảm nhận này, sự hiện diện này, sự
vật này là “một cái nhìn, một cái nếm, nghĩa là một trực cảm, một trực thị”.
Chỉ với những phương tiện của lý trí thì người ta không tài nào nắm bắt
được nó; nghĩa là sự vật huyền diệu kia không thể cảm nhận được bằng lý