LÃO TỬ ĐẠO ĐỨC KINH - BẢN THỂ HIỆN TƯỢNG SIÊU VIỆT CỦA ĐẠO - Trang 36

luận hay bằng một tiểu xảo nào của con người (163). Chắc Lão Tử không
ngần ngại gì đối với cách diễn tả như thế về thực tại tối hậu này.

Đối với người Trung Hoa và Á châu, Đạo là cái gì cụ thể lắm . Liou Kia-

Hway định nghĩa cụ thể là “cái toàn phần che phủ tất cả mà mình lại không
bị phủ che”. Trong cái cụ thể đó, người ta cảm nhận Đạo như là một sự
“hiện diện sơ nguyên và bao quát và không suy tưởng ra được”, nghĩa là
đích thân chính là Đạo. Lão Tử gọi Đạo là một “vật”, không phải vì bất
kính, nhưng là vì thiếu tiếng để diễn tả. Sự “trong suốt” của Đạo được tỏ
hiện qua thế giới hiện tượng. Nhưng nhất thiết ta đừng quên rằng, Đạo vẫn
luôn trở về với vô danh nguyên thủy của mình, với vô vật và vô vi vĩnh
cửu. Vì “Đạo thường vô vi, nhi vô bất vi” (c. 37).

4. ĐẠO VÀ ĐỨC:

a) Nói chung về Đức:

Tập sách nhỏ của Lão Tử được gọi là Đạo Đức Kinh . Chữ Kinh diễn tả

giá trị của một tác phẩm được liệt vào hàng kinh điển, tựa như Kinh Bát
Nhã hay Kinh Niết Bàn của Phật giáo, Kinh Thánh của Kitô giáo, Kinh
Koran của Islam giáo. Những kinh sách như thế được coi là mẫu mực,
không thể bác bỏ và có giá trị vĩnh cửu.

Các bản dịch và chú giải thường chia quyển Đạo Đức Kinh ra làm 2

phần: phần một với những chương 1-37 nói về Đạo, phần hai với những
chương 38-81 nói về Đức. Sự phân chia như thế chỉ dựa vào một sự kiện
rất tùy thuộc: trong phần hai, từ Đức được dùng đến 5 lần nhiều hơn trong
phần một, và chương 38 được bắt đầu bằng chữ Đức. Tổng quát trong Đạo
Đức Kinh , từ Đức được dùng 38 lần và từ Đạo 76 lần.

Có ý kiến rất phổ thông nhưng sai lầm cho rằng, Lão Tử không mấy

trọng vọng chữ Đức. Ý kiến ấy dựa vào huyền thoại gặp gỡ giữa Khổng Tử

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.