LÃO TỬ ĐẠO ĐỨC KINH - BẢN THỂ HIỆN TƯỢNG SIÊU VIỆT CỦA ĐẠO - Trang 39

Đức có đồng nhất với Đạo và có cùng với Đạo hiện hữu không? Hay

Đức thuộc về Đạo một khi Đạo đã tỏ hiện, nghĩa là Đức thuộc về vật hữu
danh, thuộc về Đạo đã có tên? Sách Đạo Đức Kinh không cho ta một trả lời
nào vững chắc và dứt khoát. Chỉ biết rằng, Đức chu toàn chức năng của
mình một khi thế giới hiện tượng đã thành hình. Đức phải chăng là một
thuộc tính của Đạo? Lão Tử có vẻ phân biệt Đạo và Đức; nhưng phân biệt
mà không tách rời, không để cho Đức biệt lập một mình khỏi Đạo. Do đó,
tác phẩm của Lão Tử sẽ không nên gọi là Kinh về Đạo và Đức hay Đạo
Đức Kinh mà là Kinh về Đạo và Đức của Đạo. Có thể nghĩ Đức là một tác
lực của Đạo chăng? Khó lòng mà hiểu được như thế, vì trong Đạo Đức
Kinh không có đâu nói về điều đó, vả lại ý tưởng tạo thành thế giới không
có trong hệ tư tưởng Trung Hoa.

Chương 51 lại dường như diễn tả một tiến trình sinh thành tạo dựng: Đạo

sanh, Đức nuôi, chủng loại tạo hình, hoàn cảnh tác lực hoàn thành. Trong
chương này, Đạo có chức năng sinh thành, Đức có chức năng nuôi dưỡng,
vạn vật có chức năng tạo hình và hoàn cảnh tác lực có chức năng hoàn
thành vạn vật. Nhưng ta cũng đừng quá đi xa trong sự phân biệt, vì trong
phần thứ hai của chương này, Đức lại đã nhận các nhiệm vụ của chủng loại
vạn vật và tác lực của Đạo: Đức chứa chấp, cấp dưỡng, nuôi nấng, đùm
bọc, bồi sức, dưỡng nuôi, chở che vạn vật. Đức là hiện hình của Đạo vô vi;
Đạo thì luôn vô vi, và do đó Đức thuộc về thế giới hiện tượng. Cũng như
tên của Đạo vô danh đã được đặt ra cùng một lúc với sự xuất hiện của thế
giới hiện tượng; do đó ta có thể nói: cũng như sự xuất hiện của thế giới hiện
tượng là sự bắt đầu của tên, thì nó cũng là sự bắt đầu của Đức vậy.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.