LÃO TỬ ĐẠO ĐỨC KINH - BẢN THỂ HIỆN TƯỢNG SIÊU VIỆT CỦA ĐẠO - Trang 42

Trên đây, nói về Đạo trong tiến trình Đạo sinh ra trời đất vạn vật; bây giờ

đặt ngược lại tiến trình vạn vật trời đất tương quan với Đạo. Chương 39
viết về sự “được Đạo” hay “nên Một” với Đạo, cùng với những hệ quả và
qua những cách thức để thực hiện sự “được Đạo”, sự “nên Một” với Đạo:
“Được Một thì trời nên trong, đất nên yên, thần nên linh, hang nên đầy,
muôn vật được sống, hầu vương trị được thiên hạ”.

Nhận xét đầu tiên là ở đây, trước hết được nói đến trời và đất; phải chăng

đó cũng là một dấu gián tiếp chỉ số “Hai” trong chương 42 không phải là
âm dương, nhưng là trời và đất? Tiếp đến, sau trời và đất, là thần và hang.
Chỉ trừ chương này và chương 6, trong đó thần được trình bày một cách
khá thịnh tình; còn lại thì giống như quan niệm tổng quát của văn hóa
Trung Hoa, thần đóng một vai trò rất thứ yếu, hơn nữa cùng với thiên đế
(dieux) và “dân mọi” (barbares), thần không thuộc về thế giới văn minh của
loài người (M. Granet, sđd 268). Con người nhờ biết Đạo mà có uy quyền
trên cả các thần thánh nữa ( Kinh Dịch , Đại Tráng , chương II, đoạn IX: 9,
10). Sau nữa: trời, đất, thần, hang, muôn vật và hầu vương, tất cả đều thực
hiện được những đặc tính cá biệt của mình cũng chỉ là nhờ Đạo; và ngược
lại, nếu không “nên Một” với Đạo, thì mỗi vật đều mất đi bản thể của mình.
[Nguồn: blog.paopevil.com]. Nói cách khác, Đạo bất biến thấu suốt mọi
vật, thấu suốt mọi lớn lao trong trời đất vua chúa (c. 25). Đạo thật là lớn,
lớn hơn cả những lớn lao của thế giới hiện tượng; không Đạo, thì những
lớn lao kia không những không còn gì lớn, mà sẽ không là gì cả: vô hữu!

Một nhận định sau cùng là: chương 39 nói về “Một” lại kết thúc bằng

một ca khúc về sự khiêm nhu, nhỏ bé, thấp hèn, cùng với lời khuyên nhủ
hãy “lấy nhỏ bé ti tiện làm gốc”. Những điều này có ăn nhập gì với “Một”,
“nên Một”? Sự bỡ ngỡ này lại càng to lớn, nếu ta đem so sánh đoạn này với
chương 22. Trong chương 22 này, Lão Tử đề cao tính khiêm nhu, không
xem mình là sáng, không cho mình là phải, không cho mình có công,
không khoe mình, và tất cả những thái độ ấy được minh thị đặt trong tương
quan với cái Một: “Bởi vậy, thánh nhân ôm giữ cái Một, làm phép tắc cho

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.