LÃO TỬ ĐẠO ĐỨC KINH - BẢN THỂ HIỆN TƯỢNG SIÊU VIỆT CỦA ĐẠO - Trang 44

Đạo tìm đến cái thấp hèn, nhỏ bé, ít giá, nữ tính và có khuynh hướng trở về
với trống không, vô hữu, vô vật: phục quy ư Vô Vật (c. 14).

2. TỰ NHIÊN:

a) Những ý nghĩa về Tự nhiên nơi Lão Tử:

Đạo ảnh hưởng thế nào trên tiến trình hình thành và phát triển thế giới?

Lão Tử quan niệm ảnh hưởng này qua vô vi và tự nhiên. Một đoạn trên đã
nói về vô vi; ở đây ta sẽ bàn về tự nhiên.

Tự nhiên:

Từ tự nhiên có nghĩa là bột phát, hồn nhiên, không chịu sự kiềm chế

hoặc ảnh hưởng từ bên ngoài. Hơn nữa, tự nhiên còn có nghĩa là giữ an
toàn và đầy đủ bản sắc cá tính của mình, trung thực và hòa hợp với chính
mình, hoàn thiện và làm trọn vẹn bản thể của mình đến một mức cao độ.
Tự nhiên có liên hệ đến vô vi; cả hai từ này bổ túc cho nhau, từ này giúp từ
kia thâm sâu hơn. Trong Đạo Đức Kinh , từ tự nhiên được dùng đến 5 lần.

Trong chương 17 , dân chúng sau khi hoàn thành các công việc phải làm

đã nghĩ rằng: chính chúng tôi đã hoàn thành các công việc, hoàn toàn tự do
không bị cưỡng bách gò ép, chỉ là thuận theo tính tự nhiên. Không nói
nhiều là tự nhiên. Thuận theo tự nhiên thì tốt hơn là nói nhiều. Vì thiên
nhiên không nói năng. Ở đây, nguyên tắc vô vi được ứng dụng vào việc nói.
Ít nói, để cho tự nhiên là lý tưởng: hi ngôn tự nhiên (c. 23):

Gió lốc không thổi suốt một buổi mai,
Mưa rào không mưa suốt một ngày trường,
Vậy nên hoàn thiện không cứ gì vào nói nhiều,
Tình trạng tự nhiên là trầm lặng ít nói.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.