được đưa lên một bậc cao như thế trong lịch sử thế giới. Nhưng ta cũng cần
nhận định và hiểu rằng, Đạo Đức Kinh không những phải được đọc, hiểu
và đánh giá qua những tương quan nội tại do các phương pháp phân tích
của ngữ học và văn bản, nhưng còn phải được đặt vào trong toàn bộ mạch
sống của lịch sử văn hóa và xã hội nhân loại.
c) Vui thỏa trong đạm bạc:
Một câu hỏi lớn: Tự nhiên theo chương 25 là gì?
Thế giới của người Trung Hoa nằm trong Đạo; Đạo nâng giữ và điều
khiển vũ trụ nhờ hai nguyên lý âm và dương. Mọi sự kiện thiên nhiên cuối
cùng đều có thể dựa trên công thức ngắn gọn trên đây. Ta vừa biết, Đạo chi
phối hình ảnh thế giới của người Trung Hoa như thế nào. Mặt khác, người
ta cũng không còn nghi ngờ về sự kiện, Lão Tử tuy đã dùng lại một từ cổ
thời, nhưng vẫn đã đem lại cho từ Đạo một chiều kích siêu hình mới mà
xưa kia không có. Khái niệm Đạo của Lão Tử đứng trên một bình diện thiết
yếu cao hơn rất nhiều khái niệm nặng tính luân lý của truyền thống. Vậy
phải hiểu thế nào câu: “Đạo noi theo chính bản thân mình”?
Một số học giả − có thể là do ảnh hưởng của quan niệm về vũ trụ của
Tây phương − quan niệm thiên nhiên như một thực tại tự tại. Theo giả
thuyết đó thì Đạo sẽ tùy thuộc thiên nhiên. Câu văn của Lão Tử sẽ là: “Đạo
tuân theo tự nhiên”. Theo ngôn ngữ học thì có thể dịch như thế, nhưng
nghĩa ấy không có một dấu vết hoặc ám chỉ nào trong Đạo Đức Kinh nói về
một thực tại khác và đứng trên Đạo. Đối với người Trung Hoa cổ thời thì
Thiên hoặc Đế, Thượng đế là thẩm cấp cuối cùng và cao nhất. Trong Đạo
Đức Kinh , tất cả những thực tại đó đều đứng dưới Đạo, phụ thuộc Đạo;
Đạo đơn giản là Thực tại đệ nhất, cao nhất, tuyệt đối.
Ngay cả Yang Ching-Shun , học giả duy vật, cũng đã diễn tả về Đạo
bằng những lời sau đây: Đạo là thực tại “vô tận, tuyệt đối, vô hình”, là bản