thể của thế giới và là cơ sở của Hữu thể giới hạn; còn những gì vô thường,
biến đổi đều thuộc về thế giới hiện tượng. Đạo là cội nguồn của thế giới;
con người phải biết nhìn ra cái mầu nhiệm đó” (Lão Tử và học thuyết của
ông, [bản tiếng Đức] Berlin 1955, 50t). Lão Tử đã không nhìn nhận một
thực tại nào hoàn thiện và lớn hơn Đạo. Ông đã nói về 4 cái lớn trong vũ
trụ: người, đất, trời và Đạo . Ông không nói đến “đế”, không kể đế vào
hàng Tứ Đại, không có một lời về các thần linh Trung Hoa. Cả vua chúa
cũng chỉ được nhắc tới một cách rất chung, ông không gọi họ là “thiên tử”.
Từ này được dùng chỉ có một lần trong Đạo Đức Kinh và lại chỉ để hạ giá
ngôi thiên tử xuống (c. 62). Vua chúa chỉ được xem như các học trò trong
trường Đạo; họ chỉ nhận được những ngăn đe và chỉ giáo. Trời và Đất được
bàn đến một cách vừa phải và có ngụ nhiều bình phẩm. Cuối cùng chỉ còn
lại một điều lớn, đó là Đạo. Đạo lớn, nhưng không phải là một bạo chúa, vì
Đạo là Thiện. Vậy không thể xem tự nhiên là cao hơn hoặc như là một vật
thể thứ hai đồng hàng với Đạo. Xem tự nhiên như là một vật thể độc lập
khỏi Đạo là điều không chỉnh với những gì Đạo Đức Kinh đã nói.
Các nhà bình giải đều cũng đồng một ý kiến. Trước tiên, theo nguyên tự
thì tự nhiên là “tự tại như thế” (B. Maitre, Sagesse chinoise et Philosophie
chrétienne , Paris 1935, 18). Tất cả những gì xảy ra trong vũ trụ, nghĩa là
toàn thể những gì từ các sự vật hồn nhiên bột phát ra, hoàn toàn tự do chứ
không bị gò bó, cưỡng ép, giả tạo; tất cả đều được gọi là tự nhiên (Chu
Chai W., The story of Chinese Philosophy , New York 1961, 70).
Và như thế thì Đạo là khuôn phép của hồn nhiên bột phát từ chính mình;
nó là nguyên nhân của chính mình, và như thế thì không cần thiết tìm kiếm
một nguyên nhân nào khác ngoài nó. Và đây cũng là lý do, tại sao nhiều
nhà bình giải Trung Hoa cũng như không phải Trung Hoa qua chương 25
của Đạo Đức Kinh đã liên tưởng đến quan niệm “lý do tự tại”: “causa sui”
của Spinoza.
d) Tự nhiên là một điều khó định nghĩa: