phải sự hiệp một với Đạo một cách ý thức và với chủ lực ý chí là điều quyết
định, nhưng là hoạt động của con người tự thân và cùng với Đạo tác động
trong con người, đó là tự nhiên (sđd, 152).
Những hoạt động có chủ tâm, dụng ý, chủ đích, cách riêng nhắm đến
năng suất, hiệu quả, khổ công, tự lực, thì được coi là cực đối lập của tự
nhiên. Một hành động như thế được coi là không tự nhiên, phản tự nhiên,
giả tạo, vì có chủ đích, gượng ép. Một hành động như thế chỉ là ngăn cản
sự hồn nhiên của Đạo.
Tự nhiên như thế là nguyên lý sinh động của trung thực, căn bản, bản sắc
cá biệt cao độ. Điều riêng biệt, sâu kín trong sự vật và đồng thời là biểu lộ
sinh động cái hồn nhiên nội tại. Vì cái tự nhiên của thế giới hiện tượng
cũng là cái tự nhiên của Đạo, nên Đạo là nguyên nhân đặc biệt, cái cơ sở
cuối cùng và riêng biệt của hồn nhiên. Trong đó, bản thể và tự nhiên là một,
trong cao độ. Tự nhiên là một thuộc tính của Đạo (Ho Shang Kung), không
chút tách rời khỏi Đạo. Trong tự nhiên và chỉ trong tự nhiên ta có một hình
thức trung thực nhất, sự thể hiện cao độ nhất của vô vi, vì vô vi không gì
khác hơn là hình thức hiện hữu cao nhất của tự nhiên.
3. KHỞI THỦY:
a) Vô sanh Hữu:
Đạo là gốc rễ ngọn nguồn, là bắt đầu (thỉ) của trời đất (c. 1), của thiên hạ
(c. 52), hoặc đơn giản là “đầu mối” (c. 14, 32). Những diễn tả như tông tổ
(c. 4), mẹ của vạn vật (c. 1, 25, 52) cũng đồng một nghĩa. Thiên hạ có một
bắt đầu. Đạo chính là sự bắt đầu này, nó là mẹ của vạn vật (c. 52). Đạo là
sơ cổ nhất, thực thụ nhất, cụ thể nhất; nói một cách đơn giản: Đạo là hiện
hữu. Chương 40 diễn tả sự thực này dưới hình thức một kết luận: Vạn vật
dưới trời sanh từ nơi Có (Thiên hạ vạn vật sanh ư Hữu). Trong chương 1,
Đạo được gọi là mẹ của vạn vật. Tính cách mẹ diễn tả khía cạnh trông thấy