tóm lược sẽ là: Đạo là nguyên thủy, là gốc rễ ngọn nguồn của trời và đất, là
mẹ của vạn vật; Đạo là vĩnh cửu, Đạo là Vô Hữu không tên; Đạo chỉ có tên
và là Hữu trong tương quan với thế giới hiện tượng.
b) Tạo thành và Tạo hóa:
Một số câu hỏi khác: Thế giới hiện tượng có đồng hiện hữu với Đạo
không? Có vĩnh cửu như Đạo không? Sự sinh ra của Hữu từ Vô có phải là
một sự tạo thành không? Và như thế, Đạo có phải là Tạo hóa không? Phải
thú thực, những câu hỏi như thế không “Tàu” chút nào! Trong tư duy Trung
Hoa, không đặt vấn đề tạo dựng; thế giới hiện tượng được nhìn nhận như
một “thực tại có đó” (une donnée). Người Trung Hoa không thắc mắc về
nguyên nhân hoặc cách thức phát sinh. Họ chỉ quảng diễn Hữu từ Vô, và
Vô là Tự Tại.
Trang Tử viết: “Đạo tự là gốc của nó; trước khi có trời đất, nó đã có từ
vĩnh cửu, nó sinh ra trời và đất... Có trước mọi thời gian mà không cao, có
ngoài mọi không gian mà không sâu, có trước trời đất mà không cổ, có
trước thời thượng cổ mà không già” ( Nam Hoa Kinh , VI, l: Đại Tôn Sư ;
tôi theo bản dịch của R. Wilhelm; bản của Nguyễn Hiến Lê dịch ngược lại).
Ba ý quan trọng trong câu vừa trích dẫn: Đạo không từ đâu sinh ra nhưng
tự mình là gốc, Đạo là vĩnh cửu và Đạo sinh ra trời đất. Chữ sinh ở đây −
cũng giống như chữ sinh trong Đạo Đức Kinh − không nhất thiết có nghĩa
“tạo dựng”. [Nguồn: blog.paopevil.com]. Trong Trung Hoa cổ đại, vẫn
thường gọi vua chúa là cha mẹ của dân (dân chi phụ mẫu). Kinh Thi cũng
gọi trời là cha mẹ của con người (Bài 2, 1). Những hình thức diễn tả như
thế không hề ngụ ý về sự tạo dựng trời đất như trong truyền thống Tây
phương hoặc Kitô giáo.
Có một đoạn trong Nam Hoa Kinh của Trang Tử khá gần với cách diễn
tả của Kitô giáo: “Theo Quý Chân thì thế giới không phải được tạo ra, theo
Tiếp Tử thì thế giới do ai đó tạo dựng ra. Hai thuyết đó, thuyết nào đúng?