LỜI NÓI ÐẦU
Cho lần xuất bản thứ nhất (2005)
Tập sách mà Bạn Đọc đang cầm trên tay là một tư liệu bàn về quyển Đạo
Đức Kinh của Lão Tử . Tập tư liệu này tương đối mỏng: chỉ độ 100 trang
với chừng 35 ngàn chữ. Quyển Đạo Đức Kinh của Lão Tử lại mỏng hơn
đến 7 lần: chỉ 5 ngàn chữ với chưa đầy 15 trang.
Nhưng quyển Đạo Đức Kinh của Lão Tử trên hơn hai ngàn năm qua đã
là đề tài nghiên cứu, học hỏi, bàn luận, suy tư, chiêm nghiệm cho cả thế
giới văn học, triết học và tâm linh học của người phương Đông cũng như
người phương Tây. Đã có vô số các bản phiên dịch, chú thích, bình giải
trong rất nhiều thứ tiếng ngoài Hoa ngữ, từ Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam
ở Á châu cho đến Pháp, Đức, Hà Lan, Anh, Bắc Mỹ ở Âu châu và Mỹ
châu. Cũng đã có rất nhiều phương pháp nghiên cứu, rất nhiều cách hiểu,
cũng như rất nhiều cách ứng dụng trong đời sống. Có những phương pháp
bình luận từ ngữ, bình luận văn học, bình luận lịch sử xã hội, bình luận lịch
sử tư tưởng. Có những cách hiểu luân lý, cách hiểu siêu hình, cách hiểu văn
chương, cách hiểu nghệ thuật, cách hiểu thần thông. Có những ứng dụng
cho đạo đức, cho chính trị, cho xã hội, cho dưỡng sinh, cho cả nghệ thuật
quản trị xí nghiệp...
Tại sao có sự thu hút lớn lao như vậy của một tập sách chỉ với 5 ngàn
chữ? Và tại sao có nhiều cách hiểu đến mức khác nhau như thế? Như mọi
người đều biết, khái niệm cơ bản của Đạo Đức Kinh là ĐẠO, và ĐẠO là cơ
sở, nòng cốt và tinh hoa của tư duy Đông phương.
Nhưng Đạo là gì? Quả thật đây là một câu hỏi mà không một ai có thể trả
lời mà không một chút ngập ngừng do dự. Không phải bởi không biết,