và duy vật. Trong khi đó thì các thần linh cổ thời cũng như Đạo giáo lại
được thịnh hành trong tôn giáo dân gian...
e) Trang Tử
Trang Tử là triết gia có tư tưởng gần nhất với tư tưởng của Lão Tử; khái
niệm Đạo của ông trong những điểm căn bản cũng vẫn là khái niệm của
Lão Tử. Nhưng thật khó mà biết Trang Tử có tin vào Đế hay không. Ông
dùng danh xưng Đế mỗi lần ông muốn nói đến Đấng Chúa tể không?
Người xưa nghĩ sự chết là do bàn tay của Đế; Trang Tử cũng viết: chết là
“được Trời giải phóng cho” (Nam Hoa Kinh , III: 4 hoặc 5 theo Nguyễn
Hiến Lê). Dẫu thế, vẫn cũng không lấy gì làm chắc danh xưng Đế có phải
là để chỉ “Đấng Chúa tể” hay chỉ là thiên nhiên, là “tính linh thánh” nơi các
thần linh và thiên đế, hoặc là “tinh thần” của con người ( Nam Hoa Kinh ,
VI: 1; XV).
Trang Tử có dùng tiếng “Tạo hóa” ( Nam Hoa Kinh , VI: 1, 3) bên cạnh
danh xưng Đế và Chủ tể (II: 2), nhưng rồi ông lại tỏ ra nghi ngờ điều ông
vừa nói (II: 2). Các học giả giải thích mỗi người một khác về tư tưởng của
Trang. Mãi sau này vào thời Trung cổ trong Tân Khổng học, Chu Hi (1130
− 1200) − triết gia lớn nhất thời ấy − đã đồng nhất Thượng đế và Thiên với
khái niệm “Lý” của ông; khái niệm “Lý” này luôn được phối hợp với “Khí”
để tác động trong thiên nhiên. Chu Hi viết rõ: “Đế không gì khác hơn là Lý.
Lý là nguyên tắc tác động phía sau mọi biến cố trong vũ trụ” (trích dẫn
trong Chan Wing-tsit, sđd, 634-636).
Trong Nam Hoa Kinh của Trang Tử − vả lại đây là một tạp phẩm chứ
không phải thuần nhất của Trang Tử − vấn đề không hề được đặt ra (như đã
được đặt ra với Đạo) giữa Đế và Tạo hóa có quan hệ gì với nhau. Trang Tử
dùng nhiều danh xưng khác nhau mà không bận tâm định nghĩa rõ rệt nội
dung và ranh giới. Khái niệm Đạo của Trang cũng siêu hình như nơi Lão
Tử, nhưng người ta còn muốn biết rõ hơn quan niệm của Trang khi ông
dùng những danh xưng về Thiên Chúa.