LÃO TỬ ĐẠO ĐỨC KINH - BẢN THỂ HIỆN TƯỢNG SIÊU VIỆT CỦA ĐẠO - Trang 68

vào thời Khổng Tử và nhất là sau này khi mà Đạo Đức Kinh được viết ra,
danh xưng Đế đối với nhiều người không còn những nội dung và âm hưởng
như ngày xưa nữa, và cũng vì Khổng Tử hầu như không còn dùng đến danh
xưng đó nữa; do đó, ta cũng không thể trách cứ Lão Tử rằng, ông đã phủ
nhận Thiên Chúa, đã ý thức loại bỏ Thượng đế.

Danh xưng Đế đối với Lão Tử hoặc không còn bao hàm ý nghĩa một

Chúa tể của thời kinh điển, hoặc tên đó vào sinh thời của ông đã quá trở
nên ước lệ (và do đó trở nên trống rỗng và thiếu trung thực), nên ông thấy
không cần thiết phải dùng danh xưng đó để thay thế cho danh xưng Đạo (R.
Dvorak, Lao-tse und seine Lehre , Muenster 1903, in: Chinas Religionen,
2.Teil, 33). Không phải Lão Tử không dùng tiếng Đế vì lý do ông chống lại
truyền thống dân gian. Chính ông đã rất thường dùng tiếng trời và đất theo
nghĩa truyền thống và bình dân. Trời và đất đối với người Trung Hoa là
công thức tôn quý để nói về vũ trụ. Về trời và đất này, Lão Tử nói rất đúng
là: “Trời và đất không có lòng nhân”: “thiên địa bất nhân” (c. 5). Một câu
thường được hiểu sai và được dùng để bài bác tư tưởng đích thực của Lão
Tử. Để tránh một cuộc tranh luận không cần thiết, ta chỉ cần lấy lại nhận
xét chí lý của J. Needham: Học giả uyên bác này đã giải thích câu nói trên
đây của Đạo Đức Kinh với ý nghĩa về tính “phi luân lý” của thiên nhiên.
Những đức tính luân lý như yêu và ghét là những đức tính thuộc thế giới
con người, còn thiên nhiên trái lại không có ý thức cũng như không có tình
cảm. Do đó, chờ đợi nơi thiên nhiên một thái độ luân lý là điều sai lầm.
Không ai có thể hiểu được câu nói của Lão Tử trích dẫn trên đây, nếu họ
không nhìn nhận rằng việc loại bỏ những phê phán luân lý ra khỏi các khoa
học tự nhiên là một bước đi cần thiết cho sự phát triển... Các chuẩn mực
luân lý không áp dụng được cho thế giới ngoài các tương quan nhân bản và
xã hội (J. Needham, Science and Civilization in China, Cambridge 1962 −
1971, II, 49). Đạo luôn luôn được gọi là ngọn nguồn và gốc rễ của trời đất.
Chỉ với quan niệm như thế, thì Lão Tử cũng không thể lên án hoặc khinh
chê trời đất; song đã tỏ lòng quý trọng của mình đối với trời và đất, cũng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.