như bất cứ một người Trung Hoa nào khác quý trọng, nhưng không phải là
tình cảm lãng mạn.
Mặt khác, chữ Thiên, nhất là trong phần thứ hai Đạo Đức Kinh , lại được
dùng nhiều hơn và nhất lại là theo một nghĩa rất truyền thống, nếu không
phải là “rất Khổng Tử”. Những ai được Trời giúp, thì Trời giúp bằng lòng
từ (c. 67); họ sẽ được trở nên công chính: không vũ phu, không giận dữ,
không tranh cãi, lại biết nhún nhường và hạ mình giúp người (c. 68), Trời
không thiên vị ai, nhưng thường là ban bố ân huệ cho kẻ noi theo Đạo (c.
79). Đường của Trời là chỗ cao thì ép xuống, chỗ thấp thì nâng lên, chỗ dư
thì bớt đi, chỗ thiếu thì bù vào (c. 77), Đường của Trời là làm lợi chứ không
làm hại (c. 81).
Những câu như thế thật rất thích hợp với những câu nói trong truyền
thống về Trời. Đường của Trời được diễn tả thì rất đẹp với tinh thần của
Đạo: không tranh mà lại thắng, không nói mà có kẻ nghe, không gọi mà
người ta tự đến (c. 73), khi công đã thành thì tự mình lui thân, đó là Đạo
Trời (c. 9). Trời đối với Lão Tử − cũng như đối với Khổng Tử và những
hiền nhân đương thời − là lớn, là thánh thiêng. Trời như là sự quan phòng,
là vị Chúa tể. Điều này phải là rất quan trọng đối với Lão Tử: Tại sao Lão
Tử đặt Đạo trên Đế mà không phải Thiên? Thật không thể nghi ngờ rằng,
trong những câu vừa trích dẫn, Lão Tử hiểu Trời bằng một nghĩa hoàn toàn
khác với nghĩa trong những cặp chữ “trời đất”. Ở đây, trời được hiểu trong
nghĩa vật chất, trời cùng với đất như hiện tượng của thiên nhiên; còn ở kia,
Trời được hiểu trong một nghĩa luân lý và tôn giáo; Lão Tử thường đặt liên
hệ Trời với Đạo: Đạo Trời, Đường Trời; các cách diễn tả này không gì khác
hơn là đồng nghĩa với Đạo.
Trong Lão giáo, nhất là trong thời đại nhà Chu, thì quan niệm hữu thần
của Trung Hoa cổ đại bị bỏ quên. Các Đạo gia nhìn trong những biến
chuyển của trời đất − nhất là những biến đổi của mặt trăng − là biểu hiện
của thần linh (J. Shih, The Tao: its essence, its dynamism and its fittingness