LÃO TỬ ĐẠO ĐỨC KINH - NGUYỄN HIẾN LÊ - Trang 105

như vậy là biết dùng sức của người, như vậy là hoàn toàn hợp với đạo”.

Chương 69 lại tiếp:

Thuật dụng binh có câu: “Ta không dám làm chủ (tức khiêu chiến) mà chỉ

muốn làm khách (tức ứng chiến), không dám tiến một tấc, thà chịu lùi một

thước (không muốn hung hăng mà chịu nhường địch)”. Như vậy dàn trận mà

không thành hàng, xua đuổi mà không dám đưa cánh tay ra. Tuy có binh khí

mà như không dùng binh khí, tuy có địch mà như không chạm trán với địch.

Hoạ không gì lớn bằng khinh địch, khinh địch thì sẽ mất những vật báo của

ta. Cho nên khi hai bên cử binh giao chiến, bên nào từ ái bên đó sẽ thắng

lợi”.

“Những vật báo của ta” tức là ba đức: lòng từ ái, tính kiệm ước, tính khiêm,

không dám đứng trước thiên hạ, trong chương 67. Chương đó – mà chúng tôi

ngờ của người sau thêm vào vì Lão chỉ xét lí thuyết, nguyên tắc, không đi

vào chi tiết, nhất là những chi tiết về binh pháp – khiến chúng tôi nhớ hai

truyện chiến nhi bất tranh trong thời Xuân Thu, một truyện chép trong La

Civilisation chinoise của Marcel Granet (Albin Michel – Paris 1946), và một

trong thiên XXXIII sách Hàn Phi tử.

Granet kể trong một cuộc giao chiến giữa Tấn và Sở, một chiến xa của Tấn

sa lầy, tiến không được, tình cảnh nguy ngập, tướng Tấn loay hoay không

biết làm sao. Tướng Sở đứng yên ngó rồi chỉ cho cách gỡ bỏ bớt then ngang

cùng cỡ và khí giới đi, quân Tấn nghe theo, thoát ra khỏi chỗ lầy được.

Còn Hàn Phi thì nhắc lại truyện Tống và Sở giao tranh ở Trác Cốc. Quân Sở

đương qua sông, quân Tống đòi thừa dịp tấn công ngay. Tống Tương công

không cho, bảo để địch qua sông đã. Khi quân sở qua sông hết rồi, quân

Tống lại xin tấn công, Tương công cũng bảo: “Khoan, đợi chúng dàn trận

đã”. Sở dàn trận xong, đánh bại Tống. Tương công bị thương mà còn bảo:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.