“Thiên hạ có đạo thì ngựa tốt không dùng vào chiến tranh mà dùng vào việc
cày cấy; thiên hạ vô đạo thì ngựa dùng vào chiến tranh và ngựa mẹ sinh con
ở chiến trường [chứ không sinh ở nhà].”
Và ông khuyên các vua chúa – nước lớn cũng như nước nhỏ – phải khiêm
nhu để tránh chiến tranh cho thiên hạ:
“Nước lớn nên ở chỗ thấp, chỗ qui tụ của thiên hạ, nên giống như giống cái
trong thiên hạ. Giống cái nhờ tĩnh mà thắng giống đực [ham động], lấy tĩnh
làm chỗ thấp. Cho nên nước lớn mà khiêm hạ đối với nước nhỏ thì được
nước nhỏ xưng thần; nước nhỏ mà khiêm hạ đối với nước lớn thì được nước
lớn che chở. Như vậy là một bên khiêm hạ để được [nước nhỏ xưng thần],
một bên khiêm hạ mà được [nước lớn che chở]. Nước lớn chẳng qua chỉ
muốn gồm nuôi nước nhỏ, nước nhỏ chẳng qua muốn thờ nước lớn. Khiêm
hạ thì cả hai đều được như ý muốn; nhưng nước lớn phải khiêm hạ mới
được”.
Thế giới mà dân tộc nào cũng khiêm nhu, bất tranh; cá nhân nào đối với
nhau cũng khiêm nhu bất tranh như vậy thì nhân loại cực kì văn minh rồi;
nhưng luật phản phục tự nhiên, luật luân phiên của các tương phản (coi
chương II phần này), tức thịnh rồi suy, tráng tới lão, dương cực rồi sinh âm,
thì hoà bình rồi tất sẽ phải có chiến tranh, không thể có tình trạng vĩnh viễn
hoà bình được.
Chắc Lão tử hoặc các môn đệ đời sau của ông hiểu như vậy, nên xét thêm cả
trường hợp bất đắc dĩ phải dùng binh thì phải làm sao.
Chương 68 khuyên nên chiến đấu với tinh thần “bất tranh”:
“Viên tướng giỏi không tỏ ra vũ dũng, người giỏi tác chiến không tỏ ra hung
hăng, người khéo thắng dịch không giao phong với địch, người khéo chỉ huy
thì tự đặt mình ở dưới người. Như vậy là có cái đức không tranh với người,