LÃO TỬ ĐẠO ĐỨC KINH - NGUYỄN HIẾN LÊ - Trang 108

Giúp mọi người lầm lạc trở về với đạo, giúp vạn vật phát triển theo tự

nhiên, mà không dám làm (can thiệp vào)” (ch.64).

Nếu vì được tự do mà có kẻ còn lòng tư dục, sinh ra tham lam, xảo trá, tranh

giành, thì nhà cầm quyền sẽ dùng cái “phác” mà ngăn lại, như chương 37 đã

chỉ:

Trong quá trình biến hóa, tư dục của chúng phát ra thì ta dùng cái “vô

danh chi phác” – cái mộc mạc vô danh – mà trấn áp, khiến cho vạn vật

không còn tư dục nữa. Không còn tư dục mà trầm tĩnh thì thiên hạ sẽ tự ổn

định”.

Phải ngăn ngừa thật sớm:

Giải quyết việc khó từ khi còn dễ, thực hành việc lớn từ khi còn nhỏ [vì]

việc khó trong thiên hạ khởi từ chỗ dễ, việc lớn trong thiên hạ khởi từ lúc

còn nhỏ. Do đó thánh nhân trước sau không làm việc gì lớn mà thực hiện

được việc lớn” (ch.63).

Phải thật sáng suốt – nhờ đức hư tĩnh – để thấy trước cái loạn sắp xảy ra:

Cái gì an định thì dễ nắm, điểm chưa hiện thì dễ tính (…) Ngăn ngừa sự

tình từ khi chưa manh nha, trị loạn từ khi chưa thành hình. Cây lớn một ôm,

khởi sinh từ cái mầm nhỏ; đài cao chín tầng khởi từ một sọt đất, đi xa ngàn

dặm bắt đầu từ một bước chân” (ch.64).

Muốn ngăn ngừa từ khi chưa manh nha chỉ có cách theo dõi lời khuyên trong

chương ba đã dẫn: không phơi bày cái gì gợi lòng ham muốn của dân, mà

phải khiến cho dân không biết, không muốn.

“Sử dân vô tri vô dục… tắc vô bất trị”, đó là qui tắc căn bản trong việc trị

dân, đó là chính sách “vô vi” của Lão tử. Trong bộ Hàn Phi tử, cuối chương

VII phần II, chúng tôi đã so sánh thuật vô vi của Lão tử với thuật đó của

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.