LÃO TỬ ĐẠO ĐỨC KINH - NGUYỄN HIẾN LÊ - Trang 109

Khổng, Trang và Hàn Phi, ở đây chúng tôi chỉ xin tóm tắt lại thôi.

Khổng tử là người đầu tiên dùng bốn chữ “vô vi nhi trị” (chương Vệ Linh

công – bài 4). Ông cho vô vi là vua phải cảm hoá dân bằng đức của mình,

dạy dân bằng lễ, nhạc, ít dùng hình pháp.

Lão tử coi vô vi là để dân thuận theo tự nhiên mà sống, không can thiệp vào

đời sống của dân, nhưng vẫn coi chừng, ngăn ngừa dân có lòng dục, vẫn giữ

chính phủ, chỉ giảm tới mức tối thiểu thôi.

Trang tử cho như vậy chưa đủ, phải bỏ chính phủ đi, để cho dân hoàn toàn tự

do, cứ theo bản năng mà sống, vì dân tự biết cái hoạ để tránh, không ai được

theo ý mình mà ép buộc dân, ngay đến việc hướng dẫn dân cũng không nên

nữa.

Còn Hàn Phi thì cho vô vi là vua chỉ trị quan lại, chứ không trị dân, bắt quan

làm hết, mình không làm gì cả, mà muốn vậy thì phải đặt ra hình pháp

nghiêm khắc, dùng thuật để bắt quan lại và dân phải làm theo đúng ý mình,

không dám phản mình. Như vậy hiểu theo Lão tử là cực hữu vi, chứ không

phải vô vi.

Trang và Hàn ở hai thái cực: Trang cực vô, Hàn cực hữu; Khổng và Lão ở

giữa, Khổng gần Hàn, Lão gần Trang. Bỏ Trang ra không kể, Khổng và Lão

đều được các vua chúa trọng nhưng không theo; Hàn bị Tần Thuỷ Hoàng

giết mặc dầu vẫn nhờ chánh sách của Hàn – nói chung là của các Pháp gia –

mà thống nhất được Trung Quốc. Từ đó tới nay, quốc gia nào cũng theo

chính sách hữu vi, mà ngày càng “hữu vi” hơn.

Tư cách ông vua

Ông vua của Pháp gia đáng sợ nhất (câu “Quân xử thần tử, thần bất tử bất

trung” là của Pháp gia chứ không phải của Nho gia). Ông vua đáng trọng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.