LÃO TỬ ĐẠO ĐỨC KINH - NGUYỄN HIẾN LÊ - Trang 111

vậy mà mọi người đều hoá ra đáng tin.

Thánh nhân ở trong thiên hạ thì vô tư vô dục, trị thiên hạ thì để lòng mình

hồn nhiên. Trăm họ đều chăm chú nghe nhìn thánh nhân, thánh nhân đều coi

họ như con trẻ”.

Dùng người thì không bỏ ai, cả những người không thiện, vì:

Người thiện [người đắc đạo] là thầy của người không thiện [người không

đắc đạo]; người không thiện là của dùng để người thiện mượn. Không trọng

thầy, không yêu của dùng thì dù cho khôn cũng là lầm lẫn lớn” (ch.27).

Thế thì tại sao có câu:

“Thiên địa bất nhân, dĩ vạn vật vi sô cẩu; thánh nhân bất nhân, dĩ bách tính

vi sô cẩu” (Trời đất bất nhân, coi vạn vật như chó rơm; thánh nhân bất

nhân, coi trăm họ như chó rơm) ở đầu chương 5?

Wieger viện câu đó để chê chính sách dùng người của Lão tử là tàn nhẫn, tuỳ

cơ, vắt chanh bỏ vỏ, như chính sách của Pháp gia đời sau. Theo Weiger, chữ

“bách tính” ở đây trỏ trăm quan, quan nào còn có ích cho nước thì dùng, vô

ích hoặc có hại cho nước thì diệt, như con chó kết bằng rơm để dùng trong

việc cúng thần, khi cúng thì long trọng bày lên bàn thờ, cúng xong thì liệng

ra đường cho người đi qua giẫm lên đầu lên cổ.

Chúng tôi nghĩ không phải vậy, Lão tử chỉ muốn khuyên ta trị dân thì cứ

theo đạo, theo tự nhiên, không có thành kiến, không tư tâm, cũng như đạo

đối với vạn vật (coi bài 5 – lời giảng, tr.119).

Sau cùng, vua chúa phải có đức khiêm hạ, và Lão tử nhấn mạnh vào đức này

nhất.

Công của thánh nhân rất lớn, nhưng không được khoe tài, cậy công.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.