theo nhân, nghĩa, lễ, theo cách trị dân của Khổng Giáo. Lão tử cho cách đó là
thấp.
Câu “đồng ư đạo giả, đạo diệc lạc đắc chi”, có thể hiểu là hòa đồng với đạo
thì đạo cũng vui được ta mà hòa đồng với ta. Như vậy là nhân cách hóa đạo.
Hai câu sau cũng vậy. Hiểu theo cách này với hiểu như chúng tôi đã dịch,
chung qui cũng không khác nhau.
Câu cuối đã có ở chương 17. Ở đây vì không chắc là nói về việc trị dân, cho
nên có thể dịch là:
- Lòng tin ở đạo không đủ, cho nên có sự không tin,
- Hoặc mình không tin mình thì người không tin mình, dẫu có nói nhiều
cũng vô ích; như vậy ứng với câu đầu: nên ít nói để hợp với đạo.
Chương này, xét từng câu thì nghĩa dễ hiểu. Nhưng tìm liên lạc giữa các ý
thì rất khó, mỗi người đưa ra một cách giảng; cách nào cũng không xuôi.
Chẳng hạn có người giảng:
Người học đạo phải hòa đồng với đạo mà đạo tức thiên nhiên không nói (trời
đất nói gì đâu mà mọi vật đều thành tựu), vậy ta cũng nên ít nói, đừng để
“nổi” lên những cơn mưa bão trong lòng” (!). Hòa đồng với đạo thì sẽ vui
được đạo; muốn vậy phải dốc lòng tin đạo.
24
企者不⽴,跨者不⾏。⾃⾒者不明,⾃是者不彰,⾃伐者不功,⾃誇
者不⾧。其於道也⽈:餘⾷贅⾏,物或惡之,故有道者不處。
Xí giả bất lập, khoá giả bất hành. Tự hiện giả bất minh, tự thị giả bất chương,
tự phạt giả bất công, tự khoa giả bất trường. Kì ư đạo dã viết: dư thực chuế
hành, vật hoặc ố chi, cố hữu đạo giả bất xử.