thiên hạ. Ta không biết nó là gì, tạm đặt tên nó là đạo, miễn cưỡng gọi nó là
lớn (vô cùng).
Lớn (vô cùng) thì lưu hành (không ngừng), lưu hành (không ngừng) thì đi xa,
đi xa thì trở về (qui căn). Cho nên đạo lớn, trời lớn, đất lớn, người cũng lớn.
Trong vũ trụ có bốn cái lớn mà người là một. Người bắt chước đất, đất bắt
chước trời, trời bắt chước đạo, đạo bắt chước tự nhiên.
Cuối đoạn đầu, “tự chi viết đạo”, “chi danh viết đại”, có người dịch “đặt tên
tự là đạo”, “gọi tên là lớn”. Dư Bồi Lâm bảo chữ danh ở đây có nghĩa là
“hình dung”, như chữ dung trong “cưỡng vị chi dung” ở chương 15; vậy nên
dịch là “miễn cưỡng tả nó là lớn”.
Đoạn sau, ba chữ “nhân diệc đại”, bản cổ nhất chép là “vương (vua) diệc
đại”, nhưng dù vương hay nhân, nghĩa cũng không khác: vua là chúa của loài
người, đại biểu cho loài người, vậy vua lớn, tức là loài người lớn. Phó Dịch
sửa lại nhân cho hợp với câu sau: “nhân pháp địa, địa pháp thiên...”.
Câu cuối “đạo pháp tự nhiên”, chúng tôi dịch sát là: đạo bắt chước tự nhiên,
nhưng phải hiểu: đạo tức là tự nhiên, đạo với tự nhiên là một, vì ngoài đạo ra
không có gì khác nữa.
Chương này diễn lại vài ý trong các chương 1, chương 14, chương 16 và
thêm ý này: đạo là tự nhiên.
26
重爲輕根,靜爲躁君。是以聖⼈終⽇⾏不離輜重。雖有榮觀,燕處超
然。
奈何萬乘之主,⽽以⾝輕天下?輕則失根,躁則失君。
Trọng vi khinh căn, tĩnh vi táo quân. Thị dĩ thánh nhân chung nhật hành bất