không biết góc nó đâu]; cái khí cụ cực lớn [đạo] thì không có hình trạng cố
định; thanh âm cực lớn thì nghe không thấy, hình tượng cực lớn thì trông
không thấy, đạo lớn thì ẩn vi, không thể giảng được [không gọi tên được].
Chỉ có đạo là khéo sinh và tác thành vạn vật.
Đoạn cuối từ “đại phương vô ngung”, chúng tôi hiểu là nói về đạo. Bốn chữ
“đại khí vãn thành”, hầu hết các học giả đều dịch là “cái khí cụ cực lớn thì
muộn thành” – do đó mà cổ nhân thường dùng thành ngữ đó để diễn cái ý:
người có tài lớn thường thành công muộn.
Nhưng Trần Trụ đọc là: đại khí miễn (免) thành và hiểu là cái khí cụ cực lớn
(đạo) thì không (miễn nghĩa là không) có hình trạng cố định (thành); như vậy
hợp với “đại phương vô ngung” ở trên, với “đại âm hi thanh”, “đại tượng vô
hình” ở dưới, mà ý cả đoạn mới nhất quán. Chúng tôi theo Trần Trụ nhưng
vẫn chưa tin hẳn là đúng, vì nếu vậy thì “đại khí miễn thành” nghĩa không
khác “đại tượng vô hình” là bao, ý như trùng. Vì vậy mà chúng tôi phải dịch:
“đại âm hi thanh” là thanh âm cực lớn thì không nghe thấy; “đại tượng vô
hình” là hình tượng cực lớn thì không trông thấy.
42
道⽣⼀,⼀⽣⼆,⼆⽣三,三⽣萬物。萬物負陰⽽抱陽,中氣以爲
和。
⼈之所惡,唯孤,寡,不穀。⽽王公以爲稱。故,物或損之⽽益,或
益之⽽損。
⼈之所敎,我亦敎之,梁强者不得其死,吾將以爲敎⽗。
Đạo sinh nhất, nhất sinh nhị, nhị sanh tam, tam sinh vạn vật. Vạn vật phụ âm
nhi bão dương, trùng khí dĩ vi hòa.