biết được điều gì chắc chắn vế đời Lão Tử cả, ngay cả tên ông nữa, cũng
vậy, và chúng ta đành tạm gọi “ông thầy già” đó (Lão Tử) là họ Lí, tên Nhĩ”.
(Xem thêm phần Phụ lục ở cuối Ebook). (Goldfish).
Trong bài Thiên đạo 6, sách Trang tử, chép lời của Tử Lộ thưa với
Khổng Tử như sau: “Con nghe nói có một vị giữ đồ thư quán tên là Lão Đam
nay đã từ chức mà về vườn. Thầy muốn gởi sách vào đồ thư quán thì thử lại
hỏi ông ấy xem sao”. (Lời dịch của cụ Nguyễn Hiến Lê). (Goldfish).
Thiên Thiên vận, bài 5. (Goldfish).
Coi bộ Trang tử của Nguyễn Hiến Lê, Nxb Văn hoá, 1994.
Có người còn ngờ rằng không do Trang tử viết nữa, nếu vậy thì không
đáng tin chút nào.
Xem chú thích ở tiết 1. (Goldfish).
Chắc là “Lão 聃 với thái sử 儋” (tức “Lão Đam với thái sử Đam”) bị
lầm thành “Lão 聃 với Lão 儋” (tức “Lão Đam với Lão Đam”). (Goldfish).
Theo một chú thích ở chương II, phần II, thì sách đó là “Lão tử (Khai trí
– 1959)”. Tác phẩm này có lẽ được xuất bản lần đầu vào năm 1942).
(Goldfish).
Chương 20 gồm 132 chữ; chương 38 gồm 129 chữ. Như vậy chương
ngắn nhất, chương 40 có 21 chữ và chương dài nhất là chương 20 có 132
chữ. (Goldfish).
Coi chữ Hán và ý nghĩa trong phần III. Sau cũng vậy.
Câu “thánh nhân diệc bất thương nhân” là do tôi chép thêm để ứng với
lời dịch “mà thánh nhân cũng không làm hại người”. (Goldfish).