Cuối đời Hán Vũ đế, người ta phá tường vách nhà Khổng tử, tìm thấy
một số sách cổ: Thượng thư, Lễ kí, Luận ngữ… Bộ Lễ kí tìm được đó gồm
131 thiên, sau Lưu Hướng (80-9 sau T.L) thu thập thêm, kiểm điểm, hiệu
đính được 240 thiên. Lại đời sau nữa, Đái Đức bỏ những thiên trùng hợp đi,
thu lại còn 85 thiên, thành một bộ gọi là Đại Đái kí (Lễ kí của ông Đái lớn),
rồi cháu (có sách nói là em) Đái Đức, tên Đái Thánh, rút lại nữa, còn 46
thiên, gọi là Tiểu Đái kí (Lễ kí của ông Đái nhỏ).
Làng Khúc Lí: Có lẽ sách in sai, vì nếu sách in đúng thì hẳn cụ Nguyễn
Hiến Lê sẽ giải thích về sự khác biệt giữa “Khúc Lí” và “Khúc Nhân” ghi
trong tiết 1, nhưng đọc tiếp ở dưới ta chẳng thấy có lời giải thích nào. Nhưng
“Khúc Nhân” mà in sai thành “Khúc Lí” thì cũng lạ. Xin nói thêm là “làng
Khúc Nhân”, các bản chữ Hán trên mạng ghi là 曲仁⾥ (Khúc Nhân lí).
(Goldfish).
Trong Tuyển tập Nguyễn Hiến Lê: I. Triết học chép là 麗. (Goldfish).
Chữ 苦, Từ Hải bảo phải đọc là Hỗ. Từ Hải đã theo Sách ẩn.
Coi La Căn Trạch (sách đã dẫn tr.211-25) và Lão tử độc bản của Dư
Bồi Lâm (Tam Dân thư cục – tr.2).
Sách in cả 3 chữ đều là 瀨. (Goldfish).
Tuy trước số 478 không có dấu (-) hoặc sau số này không ghi “trước
Tây lịch”, nhưng ta nên hiểu là năm 478 trước Tây lịch, vì thời Xuân Thu và
Chiến Quốc trước Tây lịch. (Goldfish).
亦 (diệc: có nghĩa là cũng). (Goldfish).
Trong bộ Sử Trung Quốc, cụ Nguyễn Hiến Lê bảo: “…chúng ta không