niên biểu (Nhà xuất bản Khoa học Xã hội – 1976), Tây chu bắt đầu từ -1066.
[Chú thích này không ghi hai chữ BT, nhưng chắc là của nhà xuất bản. Xin
góp thêm là trong bộ Sử Trung Quốc, cụ Nguyễn Hiến Lê ghi nhà Chu bắt
đầu từ năm -1121 (theo Từ Hải) hoặc từ năm -1079 (theo Eberhard), nghĩa là
Tây Chu cũng bắt từ năm -1121 hoặc -1079. (Goldfish)].
Câu này Ngô Tất Tố (sách đã dẫn – tr.87-88) dịch là: “Thiên hạ đều biết
cái đẹp là đẹp, ấy là xấu đó, đều biết thiện là thiện, ấy là bất thiện đó” và cho
rằng tri thức khiến người ta so sánh rồi phân biệt cái hay cái dở, “sự phân
biệt đó không phải là điều tốt đẹp”.
Nếu câu này không do đời sau sửa chữa hay thêm bớt thì Lão tử quả
thực là tiên tri – Khổng đề cao nhân, thất bại; Mạnh hạ xuống đề cao nghĩa,
cũng thất bại. Tuân tử đề cao lễ cũng không được ai theo, Hàn Phi phải đề
cao pháp thuật.
Xem thiên Thiên địa, bài 11. (Goldfish).
Sách in là Dieu le père, tôi tạm sửa thành Dieu là père (Trời là cha).
(Goldfish).
Đại cương triết học Trung Quốc, quyển hạ, trang 128-129, (Cảo Thơm,
1966).
Coi bộ Mặc tử của cùng tác giả (BT).
Sách in là “Trí nhân nhạo thuỷ”, tôi sửa lại thành “Trí giả nhạo thuỷ”
(知者樂⽔). (Goldfish).