LÃO TỬ ĐẠO ĐỨC KINH - NGUYỄN HIẾN LÊ - Trang 33

không đầy 5.000 chữ. Bản lưu hành ngày nay dài hơn 5.000 chữ, chia là 81

chương ngắn, nhiều chương chỉ có trên 40 chữ, như chương 19, 24, 26;

chương ngắn nhất là chương 40 chỉ có 21 chữ; những chương dài nhất như

chương 20, chương 38, cũng chưa đầy 150 ch

[28]

.

Có lẽ từ thế kỉ thứ II trước T.L, Hán Cảnh đế (156-140) cho ý nghĩa trong

Lão tử thâm thuý, nên gọi là kinh; và từ đó Lão tử còn gọi là Đạo Đức kinh

(cũng như Trang tử còn có tên là Nam Hoa kinh). Sở dĩ có tên Đạo Đức kinh

là vì:

81 chương chia thành hai thiên, thiên thượng từ chương 1 đến chương 37 gọi

là Đạo kinh; thiên hạ từ chương 38 trở đi gọi là Đức kinh. Sự đặt tên thiên

như vậy chỉ do lẽ chương 1 (chứ không phải trọn thiên thượng) nói về Đạo

và mở đầu bằng câu: “Đạo khả đạo phi thường đạo”; chương 38 (chứ không

phải trọn thiên hạ) nói về Đức và mở đầu bằng câu: “Thượng Đức bất Đức,

thị dĩ hữu Đức”, vì nội dung các thiên phức tạp và các chương không sắp đặt

theo một thứ tự nào cả.

Đạo Đức kinh mới đầu có bao nhiêu chương, chúng ta không sao biết được.

Đời Hán có một bản của Nghiêm Tuân gồm 72 chương nhưng bản đó nguỵ

tác, không đáng kể. Bản 81 chương ngày nay là của Hà Thượng công và của

Vương Bật.

Tác phẩm không thuần nhất cả về hình thức lẫn nội dung.

1) Về hình thức, thể văn, xét chung thì những câu hay vế số chữ thường cân

đối, như câu đầu:

Đạo khả đạo, phi thường đạo; danh khả danh, phi thường danh.

Vô, danh thiên địa chi thủy; hữu, danh vạn vật chi mẫu

[29]

hoặc như trong chương 38:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.