LÃO TỬ ĐẠO ĐỨC KINH - NGUYỄN HIẾN LÊ - Trang 56

(Tiểu Nhã)

Không sợ trời mà oán trời thì cũng gần như không tin có trời nữa.

Khổng tử ít nói tới trời và quỉ thần, cơ hồ tránh vấn đề siêu hình đó, nhưng

chắc chắn là ông sợ trời, tin có trời. Chỉ có điều là ông không nghĩ rằng trời

có tai mắt, mũi miệng như người (ông bảo trời không nói gì mà bốn mùa vẫn

xoay vần, trăm vật vẫn sinh hoá – Dương Hoá – 19); và nói đến trời ông

thường dùng chữ “thiên mạng”, mạng trời, tức như thiên lí, luật tự nhiên của

hoá công, như khi ông bảo: “Ta… năm chục tuổi biết được mạng trời”

(Ngô… ngũ thập tri thiên mạng – Vi chính – 4). Cái thiên mạng đó là cái luật

tự nhiên khiến cho mọi sự biến hoá hợp với lẽ điều hoà.

Quan niệm đó của Khổng tương đối tiến bộ và gần giống quan niệm của

Lão.

Nhưng tới Mặc tử, thì lại thụt lùi, trở về tín ngưỡng thời thượng cổ, cho trời

là chủ tể duy nhất của toàn thể nhân loại, là một đấng tối cao, rất nghiêm, rất

công bằng như gia trưởng trong nhà, quốc quân một nước, hễ mắc tội với

trời thì không trốn đi đâu được, vì ở đâu trời cũng thấy, nghe thấy hết (Thiên

bất vi lâm cốc u môn vô nhân, minh tất kiến chi 天不爲林⾕幽⾨無⼈,明
必⾒之 Thiên chí, thượng). Kết luận là người nào cũng phải tuyệt đối phục

tùng trời.

Lão tử gạt bỏ hẳn quan niệm đó, cả bộ Đạo Đức kinh chỉ có mỗi một

chương, chương 4, là nhắc tới “đế” (trời), nhưng lại đặt “đế” dưới đạo. Ông

bảo: “Đạo… tượng đế chi tiên”: Đạo có lẽ có trước thượng đế, nghĩa là sinh

ra thượng đế (vì đạo là mẹ của vũ trụ, cái gì có sau đạo thức là do đạo sinh ra

cả).

Có nhiều chương ông dùng chữ “thiên”, nhưng với nghĩa vòm trời như

ch.52: “thiên hạ hữu thuỷ” (những vật dưới vòm trời đều có nguồn gốc đạo),

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.