LÃO TỬ ĐẠO ĐỨC KINH - NGUYỄN HIẾN LÊ - Trang 57

hoặc với nghĩa đạo trời như ch.5: “thiên địa bất nhân” (đạo trời bất nhân)

[47]

; ch.73: “thiên chi đạo, bất tranh nhi thiện thắng” (đạo trời không tranh

mà khéo thắng).

Còn quỉ thần thì chúng tôi chỉ thấy ông nói tới hai lần (ch.39 và ch.60) mà

trong chương 60 ông lại bảo “Dùng đạo mà trị thiên hạ thì quỉ không linh;

chẳng những quỉ không linh mà thần cũng không hại được người” (Dĩ đạo lị

thiên hạ, kì quỉ bất thần. Phi kì quỉ bất thần, kì thần bất thương nhân).

Ông hoàn toàn có tinh thần vô thần, về điểm đó suốt thời Tiên Tần không ai

hơn ông, vì ngay Tuân tử cuối thời Chiến Quốc, tuy bài xích dị đoan, chủ

trương rằng việc trời không liên quan gì tới việc người, trời không làm hại

người – trái hẳn với Mặc tử – nhưng vẫn còn cho trời là cao hơn cả.

Lão tử lại có thái độ rất “triết”, không lớn tiếng mạt sát, đả đảo tín ngưỡng

của người đương thời, chỉ suy tư, tìm hiểu, đưa ra một giả thiết về vũ trụ.

Giả thiết đó thật mới mẻ, độc đáo, cách mạng. Ý niệm “đạo” và “đức” của

ông, ngày nay chúng ta chấp nhận được một phần, hơi hợp với khoa học. Nói

vậy chúng tôi không có ý bảo rằng khoa học đã hiểu nổi vũ trụ đâu – còn lâu,

lâu lắm! – mà chỉ muốn khen Lão tử đã sáng suốt hơn người đương thời của

ông nhiều.

Ông lại khiêm tốn, thận trọng: khiêm tốn khi ông nhận ngay ở chương đầu

rằng vũ trụ vô cùng huyền bí, không thể hiểu được, giảng được; thận trọng

khi ông nói về đạo, ông dùng những tiếng lửng: tượng (có lẽ), tự (giống

như), nhược (hình như), hoặc (hoặc là). Ông chỉ thành thực trình bày ý nghĩ

của ông, dò dẫm tìm chữ để diễn tả hình ảnh về đạo hiện trong óc ông, như

trong các chương 14 và 21, vừa cô động, vừa thâm thuý, vừa bóng bẩy, hiếm

thấy trong triết học Trung Hoa.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.