LÃO TỬ ĐẠO ĐỨC KINH - NGUYỄN HIẾN LÊ - Trang 59

CHƯƠNG II: TÍNH CÁCH VÀ QUI

LUẬT CỦA ĐẠO

Chương trên, chúng tôi đã đã dịch chữ “thường” (thường đạo) là vĩnh cửu,

bất biến. Chữ đó xuất hiện rất nhiều lần trong Đạo Đức kinh và còn nghĩa

nữa là phổ biến. Như câu:

“Dân chi tòng sự, thường ư cơ thành nhi bại chi” (ch.64), chúng tôi dịch là

Người ta làm việc, thường gần tới lúc thành công lại thất bại”, cũng có thể

hiểu là: có một điều phổ biến là người ta làm việc gần đến lúc thành công thì

thất bại.

Hoặc như câu:

“Thiên đạo vô thân, thường dữ thiện nhân” (ch.79), có thể dịch là: “đạo trời

không tư vị ai, luôn luôn gia ân cho người có đức”, nghĩa là có một luật phổ

biến là người có đức

[48]

thì được trời gia ân.

Một thí dụ nữa trong chương 16:

“Phục mệnh viết thường. Tri thường viết minh, bất tri thường, vọng tác

hung. Tri thường dung”.

Có nghĩa là: “Trở về mệnh là luật bất biến (hay phổ biến) của vật. Biết luật

bất biến (phổ biến) thì sáng suốt, không biết luật bất biến (phổ biến) thì vọng

động thì gây hoạ. Biết luật bất biến (phổ biến) đó thì bao dung.

Luật bất biến trong chương đó tức là luật biến hoá phổ biến trong vũ trụ, nó

chỉ huy tất cả mọi sự.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.