LÃO TỬ ĐẠO ĐỨC KINH - NGUYỄN HIẾN LÊ - Trang 60

Chương trên, Lão tử dùng óc suy nghĩ và trí tưởng tượng mà đoán cái thể

của đạo, trong chương này, ông dùng óc quan sát vũ trụ để tìm ra tính cách

và qui luật của đạo. Đạo là mẹ của vạn vật, cho nên vạn vật có những tính

cách của đạo và phải theo những qui luật của đạo.

A) PHÁC

Có thể Lão tử nhận thấy rằng trong vũ trụ, sinh vật nào càng nhỏ, càng thấp

như con sâu, thì cơ thể và đời sống càng đơn giản, chất phác; còn loài người

thì thời thượng cổ, tính tình chất phác, đời sống rất giản dị, tổ chức xã hội rất

đơn sơ; càng ngày người ta càng hoá ra mưu mô, xảo quyệt, gian trá, đời

sống càng phúc tạp, xa xỉ, tổ chức xã hội càng rắc rối, mà sinh ra loạn lạc,

chiến tranh, loài người chỉ khổ thêm; rồi từ nhận xét đó mà ông cho rằng một

tính cách của đạo là “phác” (mộc mạc, chất phác), loài người cũng như vạn

vật do đạo sinh ra đều phải giữ tính cách đó thì mới hợp đạo, mới có hạnh

phúc.

Chương 32, ông viết:

“Đạo thường vô danh, phác”: đạo vĩnh viễn không có tên, nó chất phác.

Chương 37, ông bảo:

Trong quá trình biến hoà, tư dục của chúng phát ra thì ta dùng cái mộc

mạc vô danh (vô danh chi phác) – tức đạo – mà trấn áp hiện tượng đó”.

Chương 28 ông khuyên ta “trở về mộc mạc” (phục qui ư phác).

Như vậy “phác” là một tính cách của đạo, hoặc một trạng thái của đạo. Lão

tử dùng chữ đó để trỏ chính cái đạo nữa, vì ông cho nó là rất quan trọng,

tượng trưng cho đạo. “Trở về mộc mạc” cũng tức là trở về đạo.

Vũ Đồng trong Trung Quốc triết học đại cương (Thương vụ ấn quán) cho

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.