LÃO TỬ ĐẠO ĐỨC KINH - NGUYỄN HIẾN LÊ - Trang 61

rằng “phác” là chất liệu cơ bản của đạo, chất liệu đó khi tản mác ra thì thành

những vật cụ thể (vạn vật trong vũ trụ): “phác tán tắc vi khí” (ch.28). Chất

liệu đó phải chăng là những đơn chất (corps simples). Hiểu như Vũ Đồng

cũng có thể được. Trong chương sau chúng tôi sẽ xét sự áp dụng qui tắc

“phác” trong cách xử thế và trị nước.

B) TỰ NHIÊN

Một tính cách nữa – cũng có thể nói một qui luật nữa – của đạo là tự nhiên.

Phác là một hình thức tự nhiên, nhưng tự nhiên không phải chỉ là phác.

Nghĩa rộng hơn nhiều. Trong Đạo Đức kinh, tiếng tự nhiên được dùng nhiều

hơn tiếng phác; tự nhiên là một điểm quan trọng vào bậc nhất trong học

thuyết Lão tử, nên chương 25 ông bảo: “đạo pháp

[49]

tự nhiên”, nghĩa là đạo

theo tự nhiên, đạo với tự nhiên là một.

Một vật gì trời sinh ra, không có bàn tay con người, ta gọi là tự nhiên; một

cử động, ngôn ngữ phát ra tự lòng ra mà không tính toán trước, ta cũng gọi là

tự nhiên.

Đạo sinh ra vạn vật rồi, để cho chúng vận hành, diễn biến theo luật riêng,

theo bản năng của chúng, chứ không can thiệp vào, cho nên Lão tử bảo đạo

là tự nhiên.

Chương 51 ông viết:

Đạo sinh ra vạn vật, đức bao bọc, vật chất khiến cho mỗi vật hình thành,

hoàn cảnh hoàn thành mỗi vật (…) đạo và đức không can thiệp, chi phối vạn

vật mà để vạn vật tự nhiên phát triển.

Chương 37 ông bảo “vạn vật tương tự hoá” (vạn vật sẽ tự biến hoá). “Tự

hoá” tức là “tự nhiên phát triển” trong ch.51.

Chính vì đạo để cho vạn vật “tự hoá”, không can thiệp vào, nên đạo không

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.