LÃO TỬ ĐẠO ĐỨC KINH - NGUYỄN HIẾN LÊ - Trang 54

lớn mỗi vật mà luôn luôn tuỳ theo đạo.

Lão tử không thể giảng rõ hơn được. Tuỳ chúng ta muốn hiểu sao thì hiểu.

Có người cho đạo là tổng nguyên lí của vạn vật, mà đức là nguyên lí của mỗi

vật. Cũng không rõ gì hơn.

Có người cho đức là tác dụng của đạo.

Người khác bảo đức là tính năng động của đạo.

Vài học giả cho nó là “năng lực ngấm ngầm mà cũng là công dụng của đạo”.

Một nhà khác cho nó là “ái lực”, một sức giữ cho vật chất khỏi tan rã, nhờ đó

mà nguyên tố đạo cấu thành muôn vật mới không bị rã rời.

Cũng có thể coi nó là bản năng sinh tồn của mỗi sinh vật: đói thì kiếm ăn,

khát thì kiếm uống; bản năng tự vệ, mệt thì nghỉ ngơi, tìm sự an toàn, tránh

nguy hiễm; bản năng truyền chủng v.v… Nhờ những bản năng đó mà sống

được, lớn được, tự bồi dưỡng, tự bảo vệ; mà những bản năng đó đều phú

bẩm, nên rất thuận luật tự nhiên, rất hợp với đạo, luôn luôn “duy đạo thị

tòng”. Có thể như vậy không?

Về hai điểm cuối trong đoạn đã dẫn: vật chất khiến cho mỗi vật thành hình;

hoàn cảnh [khi hậu, thuỷ thổ] hoàn thành mỗi vật, thì rất dễ hiểu và rất đúng.

Vật nào cũng nhờ một số hoá chất mà thành hình và cũng chịu ảnh hưởng

của hoàn cảnh, biến đổi theo hoàn cảnh: cá dưới nước thì có mang, người thì

có phổi, vật xứ lạnh thì lông rậm và dài, xứ nóng thì lông thưa, ngắn v.v…

Một học thuyết vô thần

Khi người ta khen Einstein đã tìm ra được công thức E = mc² (cơ bản của

khoa học nguyên tử) và thuyết tương đối, ông mượn lời của Newton (người

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.