LÃO TỬ ĐẠO ĐỨC KINH - NGUYỄN HIẾN LÊ - Trang 52

cũng có thể là tổng nguyên lí hay nguyên tố của vũ trụ.

Dụng của đạo

Thể của đạo là huyền diệu; mà dụng của nó thì vô cùng (dụng chi hoặc bất

doanh – ch.4), nó sáng tạo vạn vật (dĩ duyệt chúng phủ – ch.21), vạn vật nhờ

nó mà sinh (vạn vật thị chi sinh – ch.34).

Nó sinh vạn vật ra sao, theo trình tự nào? Về điểm này, Lão tử nói rất mù

mờ, chỉ trong hai mươi lăm chữ đầu chương 42, mà chúng tôi dịch là:

Đạo sinh ra một, một sinh ra hai, hai sinh ra ba, ba sinh vạn vật.

Vạn vật đều cõng âm mà ôm dương, điều hòa bằng khí trùng hư.

và thú thật chẳng hiểu một, hai, ba là gì, khí trùng hư là khí gì.

Có người giảng đạo là “không”, “không” sinh ra “có”, vậy một đó là “có”;

hoặc đạo là vô cực, vô cực sinh thái cực, một đó là thái cực; lại có người bảo

đạo là tổng nguyên lí, lí sinh “khí”, vậy một đó là khí.

“Hai” thì ai cũng đồng ý là âm, dương vì “vạn vật cõng âm mà ôm dương”

như Lão tử nói.

Còn “ba” thì là khí trùng hư do âm dương giao nhau mà sinh ra chăng? Hay

là cái nguyên lí nó làm cho âm dương hoà với nhau?

Còn một thuyết nữa: một, hai, ba không phải là bản số (số nhiều, ít) mà là số

thứ tự: mới đầu đạo sinh ra cái gì đó (chẳng hạn là khí dương), rồi sau sinh

ra cái gì đó nữa (khí âm), rồi sau nữa lại sinh ra cái gì nữa… như vậy cho tới

vô cùng.

Ai muốn hiểu sao thì hiểu, và chúng ta chỉ cần nhớ mỗi điều này là đạo sinh

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.