LÃO TỬ ĐẠO ĐỨC KINH - NGUYỄN HIẾN LÊ - Trang 53

ra vạn vật.

Chương 25, Lão tử bảo:

Người bắt chước đất, đất bắt chước trời, trời bắt chước đạo, đạo bắt chước

tự nhiên

“Đạo bắt chước tự nhiên” phải hiểu là đạo với tự nhiên là một, đạo tức là tự

nhiên, vì ngoài đạo không có gì khác cả. Như vậy ta thấy đạo làm phép tắc

cho trời, cho đất, cho người, cho vạn vật.

B. ĐỨC: SỰ TRƯỞNG THÀNH CỦA VẠN VẬT

Nói về sự sinh ra của vạn vật, Lão tử rất mù mờ, nhưng nói về sự trưởng

thành của vạn vật thì lời ông vừa gọn, vừa đầy đủ.

Chương 51 ông viết:

Đạo sinh ra vạn vật, đức bao bọc, bồi dưỡng, nuôi lớn tới thành thục, che

chở mỗi vật (…); vật chất khiến cho mỗi vật thành hình; hoàn cảnh [khí hậu,

thuỷ thổ] hoàn thành mỗi vật.

[45]

Đạo có công sinh ra vạn vật thôi; công nuôi dưỡng, che chở mỗi vật cho tới

lớn là về “đức”.

Chữ “đức” ở đây Lão tử dùng với một nghĩa rất mới, không phải chữ đức mà

nhà Nho thường dùng như đức nhân, đức tín, đức trung, đức hiếu.

Cứ theo đoạn dẫn ở trên – đức nuôi lớn mỗi vật -, và câu đầu chương 21:

“Khổng đức chi dung, duy đạo thị tòng”: những biểu hiện của đức lớn đều

tuỳ theo đạo; cứ theo những câu đó thì chúng ta đoán rằng “đức” là một phần

của đạo: khi chưa hiển hiện trong mỗi vật thì là đạo, khi đã hiển hiện rồi thì

phần hiển hiện trong mỗi vật là “đức”. Mỗi vật đều có “đức” mà đức của bất

kì vật nào cũng là từ đạo mà ra, là một phần của đạo, cho nên đức mới nuôi

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.