LÃO TỬ ĐẠO ĐỨC KINH - NGUYỄN HIẾN LÊ - Trang 95

sống lâu được mà chết sớm là vì họ tự phụng dưỡng quá hậu” – (dĩ kì sinh

sinh chi hậu – ch.50). Nghĩa là phải sống đạm bạc. Điều này cũng đúng nữa.

Rốt cuộc phép dưỡng sinh của Lão tử cũng vẫn là phản phác, quả dục, khiêm

nhu, không khác gì phép xử kỉ, tiếp vật ở hai tiết trên. Học thuyết của ông

thật nhất trí.

Muốn thực hiện được phép dưỡng sinh đó thì phải “tự tri, tự thắng” –

Chương 33:

Kẻ biết người là người khôn, kẻ tự biết mình là người sáng suốt. Thắng

được người là có sức mạnh, thắng được mình là kiên cường (…) Không rời

nơi chốn của mình (tức đạo) thì được lâu dài; chết mà không mất (đạo) là

trường thọ”.

Mà khi thực hiện được thì chúng ta sẽ “trở về trẻ thơ” (phục qui ư anh nhi –

ch.28). Nho giáo cũng thích trẻ thơ, như Mạnh tử bảo: “Bậc có đức lớn vẫn

giữ được lòng mình khi mới sinh ra” (Đại nhân bất thất, kì xích tử chi tâm –

Li Lâu hạ – bài 12), nghĩa là giữ được lòng hồn nhiên. Lão tử cũng bảo:

“Người nào có đức dày thì như con đỏ” (Hàm đức chi hậu, tỉ ư xích tử),

nhưng ông cho còn vì một lẽ nữa: Nó mềm mại, nhờ khí nó tụ lại: “chuyên

khí trí nhu” (ch.10). Vẫn là cái ý trọng “nhu”.

Chương 55 ông giảng rõ hơn:

[đứa con đỏ] xương yếu gân mềm mà tay nắm rất chặt, chưa biết giao hợp

mà con cu dựng đứng, như vậy là tinh khí sung túc. Suốt ngày gào hét mà

giọng không khản, như vậy là khí cực hoà”.

Đời sau, các Đạo gia chuyên tâm luyện khí để trường thọ là do mấy hàng gợi

ý đó.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.